Lăng mộ bị kẻ trộm khoắng sạch vàng bạc, mất cả văn bia, chuyên gia thốt lên: Tờ giấy này mới là báu vật!
7 "dị vật" được khai quật trong các ngôi mộ cổ: 3 cái cuối cùng số người biết tới không quá con số 10 / Nghịch cát, bé tiểu học phát hiện mộ cổ 2.000 năm, có thể đầy vàng
Di vật văn hóa trong các ngôi mộ cổ là thứ luôn được bọn trộm nhắm đến, tuy nhiên cũng có những món đồ tuy không có giá trị cao nhưng lại ghi lại những thông tin lịch sử hữu ích. Dưới góc độ khảo cổ học, những di tích văn hóa đó thực sự là bảo vật quốc gia.
Năm 1964, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ Tân Cương, Trung Quốc đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ từ thời Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều (220-589) ở Turpan. Vì ngôi mộ đã bị bọn trộm mộ "ghé thăm" nhiều lần, nên trong lăng mộ không có báu vật nào như vàng, bạc, ngọc bích, thậm chí cả văn bia của chủ nhân cũng không được tìm thấy.
Đúng lúc công cuộc khai quật mộ cổ sắp kết thúc, nhóm khảo cổ tình cờ phát hiện ra một đồ vật bị bọn trộm mộ bỏ sót. Ban đầu mở ra xem đây là một bức tranh, còn khá nguyên vẹn được vẽ trên chất liệu khá giống lụa nhưng sau khi xem xét kỹ, chuyên gia phải thốt lên: "Đây không phải tranh lụa, là giấy!"
Toàn cảnh bức tranh được tìm thấy (Nguồn: Kknews)
Chỉ là một mẩu giấy, tại sao các chuyên gia lại ngạc nhiên như vậy? Theo các chuyên gia, những đồ tùy táng bằng tranh vẽ sớm nhất trong các ngôi mộ cổ là những bức họa trên đồ gốm và công cụ bằng đá.
Sau thời nhà Hán (206 TCN – 220), các bức bích họa bắt đầu được tìm thấy trong các lăng mộ cổ. Mãi đến sau thời nhà Đường (618-970), người ta mới tìm thấy giấy trong ngôi mộ cổ. Ngôi mộ cổ này thuộc thời Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều (220-589), nên đây có thể coi là mảnh giấy cổ nhất từng được tìm thấy, cho đến tận ngày nay.
Sau khi thẩm định, chuyên gia cho biết đây là loại giấy dâu tằm - loại giấy được làm từ vỏ cây dâu, kỹ thuật thủ công còn rất thô sơ. Mặc dù vậy, vào thời đó, số giấy khai quật được có giá trị lên đến 1 lượng vàng.
Điều khiến các chuyên gia hiện trường đều cảm thấy thích thú là hình ảnh được vẽ trên giấy. Những đường nét vẽ khá đơn giản và có phần hài hước.
Hình ảnh khá đơn giản và có phần hài hước (Nguồn: Kknews)
Bức tranh đã vẽ lại cảnh một quý tộc khoác trên mình chiếc áo choàng lớn, đứng trên một vật giống như một chiếc ván trượt hiện đại, còn có người hầu, ngựa đi theo hộ tống.
Có thể chủ nhân đã chôn rất nhiều vàng, bạc và đồ trang sức được sử dụng trong suốt cuộc đời của mình để làm đồ tùy táng, người này cũng đã vẽ cảnh cuộc sống thành một bức tranh, để tiếp tục cuộc sống xa hoa sau khi chết.
Mặc dù những nét vẽ có phần thô sơ nhưng có thể thấy chủ nhân của ngôi mộ đích thị là một nhà quý tộc, người này chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa đồng bằng miền trung với quan niệm chôn theo đồ tùy táng để hưởng thụ khi sang thế giới bên kia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?