Khám phá

Đào mộ chôn mẹ trong khu đất của tổ tiên, lão nông bất ngờ gặp “mộ trong mộ”

Cứ ngỡ tìm được vị trí hợp phong thủy để chôn mẹ, ông lão không ngờ rằng mình lại gặp tai nạn bất ngờ như vậy.

Khai quật mộ cổ 2.000 năm tuổi phát hiện thi thể vẫn còn nguyên mái tóc đen dày, khi chạm vào làn da, các nhà khảo cổ suýt ngất / Phong tục tuẫn táng bất công đẩy con người đến cái chết không trọn vẹn: Bí mật những đôi chân "hở" trong mộ cổ

Sau khi lo liệu đám tang cho mẹ, lão nông Lưu Quảng Kiến ở huyện Phong, thuộc địa cấp thị Từ Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã quyết định chôn bà trong khu lăng mộ của tổ tiên theo đúng phong tục địa phương. Ông lão cũng muốn mọi việc được suôn sẻ nên đã nhờ người chọn giúp ngày lành tháng tốt.

Tới đúng ngày, ông cùng người nhà đưa mẹ tới vị trí đã chọn theo đúng phong thủy. Nào ngờ, khi mới đào được hơn 1 m, đất bất ngờ ập xuống và một hố sâu xuất hiện. Mọi người vội chạy tới xem xét thì phát hiện ra một cỗ quan tài nằm bên dưới hố. Theo quan niệm của người Trung Quốc, đào mộ huyệt mà gặp trúng mộ khác là chuyện xui xẻo. Lúc này, họ đành tạm dừng công việc để quay về chọn khu vực khác.

Đào mộ chôn mẹ trong khu đất của tổ tiên, lão nông bất ngờ gặp “mộ trong mộ” - Ảnh 1.

Các chuyên gia khảo cổ nhận định đây là ngôi mộ cổ từ thời nhà Minh hoặc nhà Thanh. (Ảnh: Kknews)

Chẳng bao lâu, tin tức lão nông đào được ngôi mộ cổ đã lan đi khắp nơi. Nhiều người từ nơi khác kéo đến ngôi làng với mục đích trục lợi từ kho báu được cất giấu bên dưới. Một số tay buôn đồ cổ còn đề nghị trả 500.000 NDT ( hơn 1,7 tỷ VND) cho lão nông để mua lại khu nghĩa trang này.

Lưu Quảng Kiến đã từ chối mọi lời đề nghị hấp dẫn đó, ông cho rằng ngôi mộ là một di tích văn hóa nên cần phải được cơ quan chức năng xem xét và tiếp nhận. Vì thế, ông đã gọi điện cho Cục Di tích Văn Hóa tỉnh Giang Tô để báo cáo sự việc. Khi các nhà khảo cổ đến địa phương, họ đã kiểm tra sơ bộ toàn bộ ngôi mộ cùng đồ tùy táng bên trong.

Họ nhận định đây có thể là một ngôi mộ từ triều đại nhà Minh hoặc nhà Thanh. Trong quá trình các chuyên gia khai quật, rất đông người dân hiếu kỳ kéo tới xem, các nhà khảo cổ buộc phải liên hệ với đồn cảnh sát trong làng để nhờ giúp đỡ. Một nhóm cảnh sát đã được cử tới hiện trường. Nhờ có sự bảo vệ 24/24 của cảnh sát, nhóm chuyên gia đã thuận lợi tiến hành công việc của mình.

Đào mộ chôn mẹ trong khu đất của tổ tiên, lão nông bất ngờ gặp “mộ trong mộ” - Ảnh 3.

Bên trong ngôi mộ, các nhà khảo cổ tìm thấy rất nhiều cổ vật quý giá. (Ảnh: Kknews)

Hóa ra, nơi chôn cất tổ tiên của lão nông lại chính là khu lăng mộ của một gia tộc khác. Tuy khu lăng mộ này có quy mô nhỏ nhưng các chuyên gia đã tìm thấy rất nhiều cổ vật quý giá, có giá trị khảo cổ lớn. Ví dụ như cặp tóc và hoa tai bằng vàng, hơn 20 kg tiền xu cổ, 40 miếng ngọc bích và một tấm gương đồng có khắc dòng chữ "Ngũ tử đăng khoa".

 

Chiếc gương đồng này là vật rất phổ biến của triều đại nhà Minh và Thanh. Ban đầu nó là một phần thưởng được vua ban cho những gia đình có 5 anh em đều đỗ đạt. Sau này nó trở thành tiêu chuẩn để các gia đình giáo dục con cái về học hành, thi cử. Nhờ chiếc gương này, các chuyên gia có thể xác định được niên đại của ngôi mộ cổ.

Về tình huống mộ trong mộ, các chuyên gia đã đưa ra 2 lời giải thích như sau:

Thứ nhất, theo Hán Thư, Từ Châu thời cổ đại đã có tới 13 vị Sở Vương cai trị và có ít nhất 18 vị vương hầu được an táng tại đây. Trải qua hàng nghìn năm, hệ thống di tích và di vật văn hóa tại thành phố này vô cùng phong phú và đa dạng. Vì vậy, việc tìm thấy nhiều mộ cổ và cổ vật tại Từ Châu là rất phổ biến.

Đào mộ chôn mẹ trong khu đất của tổ tiên, lão nông bất ngờ gặp “mộ trong mộ” - Ảnh 5.

Chiếc gương đồng "Ngũ tử đăng khoa" được tìm thấy bên trong ngôi mộ cổ. (Ảnh: Kknews)

Thứ hai, dòng tộc của Lưu Quảng Kiến vốn không phải người gốc ở huyện Phong. Tổ tiên của ông mới tới đây sinh sống được khoảng hơn 100 năm.

 

Do khu nghĩa trang cũ bị san bằng nên khi chọn vị trí xây lăng mộ, tổ tiên của ông đã vô tình chọn trúng và chôn cất người đã khuất tại đây. Điều này cũng lý giải vì sao họ lại gặp tình trạng mộ trong mộ như vậy.

Sau cùng, chính quyền địa phương đã cấp một mảnh đất khác cho lão nông di dời mộ phần của dòng tộc. Các chuyên gia lại tiếp tục công việc khai quật, những món cổ vật trong mộ cổ hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Từ Châu. Những món cổ vật này sau khi thẩm định đã được xếp loại di tích văn hóa cấp 2 của Trung Quốc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm