Khám phá

Đất nước duy nhất lấy quả 'tử thần' làm... quốc thực: Mẹo né ngộ độc hóa ra đơn giản

Tới Jamaica ở Caribe, du khách sẽ được mời ăn món lọt top 10 thực phẩm nguy hiểm nhất hành tinh: quả ackee xào cá muối.

Loại quả độc chết người là đặc sản trăm năm / Loại quả mọc dại ven sông, hái về nấu lẩu thành đặc sản nức tiếng miền Tây

Ackee (tên khoa học Blighia Sapida) là cây thân gỗ tán rộng thuộc họ Sapindaceae. Nó khét tiếng cho quả cực độc, vì trong trái có chứa đến 2 loại chất độc chết người: hypoglycin A và hypoglycin B.

Đất nước duy nhất lấy quả tử thần làm... quốc thực: Mẹo né ngộ độc hóa ra đơn giản - Ảnh 1.
Quả độc chết người bị cấm khắp nơi

Jamaica nằm trên Đại Antilles, quần đảo ở vùng biển Caribe. Trước thế kỷ XVI, vùng đảo này là đất định cư của người Taíno (thổ dân da đỏ bản địa Caribe). Từ thế kỷ XVI đến năm 1944, Jamaica là thuộc địa của Tây Ban Nha và Anh. Hai thực dân này vừa bóc lột người bản địa tàn tệ, vừa đem nô lệ từ châu Phi tới. Dần dà, Jamaica ngày càng nhiều người gốc Phi. Hiện tại, họ chiếm khoảng 92% dân số.

Ackee không thuộc tự nhiên Caribe. Nơi sinh thành loài cây này là Tây Phi, trong các khu vực khí hậu nhiệt đới. Quả ackee tương đối to, nặng từ 100 – 200g, khi chín màu đỏ tươi, nhìn cực kỳ bắt mắt.

Đất nước duy nhất lấy quả tử thần làm... quốc thực: Mẹo né ngộ độc hóa ra đơn giản - Ảnh 2.

Quả ackee hơi giống hình quả lê, khi chín có màu đỏ.

Bửa quả ackee ra thấy được chia thành 2 – 4 khía, mỗi khía có 1 hạt và mỗi hạt có một đoạn cuống thịt dày, màu vàng ươm, mềm mượt và xốp như miếng kem tươi. Đáng tiếc, "miếng kem" này siêu độc, vì chứa đầy hypoglycin A.

Nếu ăn phải hypoglycin A, chúng ta sẽ bị đau bụng, hạ đường huyết cấp và nôn mửa dữ dội. Khi lượng hypoglycin A vượt quá khả năng đào thải của hệ tiêu hóa, người ăn trúng sẽ bị tử vong.

Tại châu Phi, người dân luôn cảnh giác trước quả ackee, đặc biệt là trong thời gian nạn đói hoành hành. Tại Mỹ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) từng cấm nhập khẩu ackee gần 30 năm (từ 1973 – 2000).

'Kiên nhẫn' đợi là chìa khoá… tránh ngộ độc

Theo tư liệu Jamaica, phải đến khoảng thế kỷ XVIII, ackee mới đến Caribe, sau khi lòng vòng ở châu Âu và châu Mỹ. Dưới thời thuộc địa, thuộc dân Jamaica luôn trong tình trạng đói khát, thiếu thốn lương thực trầm trọng. Họ buộc phải nhờ quả ackee cứu đói qua ngày.

 

Cách thức tránh ngộ độc quả ackee hoá ra lại vô cùng đơn giản. Nó chỉ là kiên nhẫn đợi cho đến khi quả chín rục, tự tách khía, phơi hạt. Trong quá trình chín tự nhiên, ackee chuyển hóa độc tố hypoglycin A thành khí, giải phóng triệt để khi quả tự nứt tung.

Đất nước duy nhất lấy quả tử thần làm... quốc thực: Mẹo né ngộ độc hóa ra đơn giản - Ảnh 4.

Quả ackee chín tách khía tự nhiên có thể tự giải phóng độc tố, trở nên an toàn.

Độc tố hypoglycin B trong quả ackee chỉ nằm trong hạt, không bị giải phóng nhưng cũng không có gì đáng ngại. Bởi vì, phần ngon lành và hấp dẫn của loài quả này là lớp cùi cuống hạt dày xốp, màu vàng tươi và vị béo ngậy.

Trước khi ackee đến Caribe, các thuộc dân ở đây đã quen với một loại thức ăn rẻ và để lâu được: cá muối. Nó thường là cá tuyết được đánh bắt và ướp muối, phơi khô từ Bắc Đại Tây Dương, theo thuyền buôn ra khắp châu Âu và thuộc địa của châu Âu.

Nhờ rẻ, giàu chất đạm và dễ bảo quản, cá muối nhanh chóng trở thành mặt hàng chủ lực tại Jamaica.

 

Món ăn nổi tiếng ở Jamaica

Tất nhiên, miếng cá muối mặn chát không phải là món ngon. Ngược lại, cùi ackee tuy béo nhưng nhạt tếch. Thay vì ăn riêng từng món, người Jamaica lần mò ra cách kết hợp. Trải qua nhiều thời gian, họ cuối cùng tìm được công thức hoàn hảo nhất vào thế kỷ XX.

"Đầu tiên, bạn luộc cùi ackee tươi và cá muối chung một nồi trong khoảng 20 phút, sau đó vớt cả 2 ra để ráo, gỡ xương cá. Trong quá trình luộc, cùi ackee hấp thụ muối, vị đậm lên, còn khô cá thì nhả muối, nhạt bớt đi", đầu bếp Cuthbert Binns (Jamaica) hướng dẫn.

"Tiếp đến, bạn xào hành tây, cà chua hành lá và ớt trên chảo cho chín rồi thêm ackee và cá muối đã luộc vào, rắc chút vụn lá hương thảo và bột tiêu đen là xong", Binns tiếp tục.

Món ackee cá muối xào có vị đậm đà của cá và thơm bùi của ackee, ngon không cưỡng nổi. Cùi ackee càng chín càng vàng, mềm như miếng trứng bác, tan ngay trong miệng. Người Jamaica thường ăn món xào này với bánh mỳ và chuối chiên. Chí ít 1 ngày, họ cũng phải được ăn 1 bữa có ackee cá muối xào.

 

Đất nước duy nhất lấy quả tử thần làm... quốc thực: Mẹo né ngộ độc hóa ra đơn giản - Ảnh 6.

Cùi ackee cân bằng vị mặn và tạo vị béo cho cá muối, làm nên sự hòa quyện tuyệt vời.

Ngày nay, nhờ kinh tế khá giả, người Jamaica biến tấu nhiều món mặn với ackee, ví dụ xào chung với thịt lợn. Tuy nhiên, họ vẫn yêu thích nhất sự kết hợp giữa ackee và cá muối.

Với người Jamaica, ackee cá muối xào gợi nhớ quá khứ đau thương, vất vả và tinh thần đồng lòng, chia sẻ để cùng nhau vượt qua khó khăn. Cư dân ở đây luôn nhắc nhở con em, dù có đi đến nơi nào và thưởng thức bao nhiêu món ngon, cũng đừng quên ackee cá muối xào ở quê nhà.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm