Khám phá

Giải mã vì sao bầu trời màu xanh, câu trả lời từ giới khoa học khiến nhiều người ngạc nhiên

Màu xanh của bầu trời không phải từ sự phản chiếu của nước, thay vào đó màu sắc của nó liên quan đến ánh sáng tán xạ.

Sau khi được ân xá, Phổ Nghi mong muốn được làm 2 nghề này nhưng đều bị từ chối: Vì sao? / Vì sao con người chọn thuần hóa chó đầu tiên dù từng là kẻ thù không đội trời chung với nhau?

Ảnh minh họa

Bạn đã từng bao giờ tự hỏi vì sao bầu trời lại có màu xanh mà không phải màu sắc khác chưa? Mới đây trang Live Science đăng tải bài viết về nghiên cứu vô cùng đặc biệt đã giải đáp câu hỏi của rất nhiều người.

Theo Marc Chenard- Nhà khí tượng học tại Cơ quan Thời tiết Quốc gia, chúng ta nhìn thấy màu xanh phía trên bầu trời vì cách ánh sáng từ mặt trời tương tác với bầu khí quyển của Trái đất.Quangphổ ánh sáng khả kiếnchứa nhiều màu sắc khác nhau từ ánh sáng đỏ đến tím.Khi tất cả các màu được trộn lẫn, ánhsáng xuất hiện màu trắng.Nhưng một khi ánh sáng trắng truyền từ mặt trời đến Trái đất, một số màu sắc bắt đầu tương tác với các phân tử và hạt nhỏ trong khí quyển.

Mỗi màu trong quang phổ ánh sáng khả kiến có bước sóng khác nhau.Ví dụ, sóng ánh sáng đỏ và cam có bước sóng dài hơn, trong khi ánh sáng xanh và tím có bước sóng ngắn hơn nhiều.Chenard cho biết, những bước sóng ánh sáng ngắn hơn có nhiều khả năng bị tán xạ hoặc bị hấp thụ và phát xạ lại theo một hướng khác bởi không khí và các phân tử khí trong bầu khí quyển Trái đất.Các phân tử trong khí quyển, phần lớn là nitơ và oxy, phân tán ánh sáng xanh và tím theo mọi hướng thông qua một hiện tượng gọi là tán xạ Rayleigh, đó là điều làm cho bầu trời có màu xanh.

Theo Ed Bloomer- Nhà thiên văn học tại Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich ở Anh,mặc dù ánh sáng tím cũng bị tán xạ nhưng có một số lý do khiến chúng ta thấy bầu trời có màu xanh hơn là màu tímvới đủ màu sắc;nó chứa nhiều ánh sáng xanh hơn ánh sáng tím nên có nhiều ánh sáng xanh bị tán xạ hơn.Ngoài ra, mắt của chúng ta không phản ứng như nhau với tất cả các màu sắc, chúng ít nhạy cảm hơn với ánh sáng tím, nghĩa là chúng ta có nhiều khả năng nhìn thấy màu xanh lam hơn màu tím.

Sự tán xạ ưu tiên của ánh sáng xanh này cũng góp phần tạo nên màu sắc củabình minh và hoàng hôn.Vào lúc hoàng hôn, khi một điểm cụ thể ngày càng quay xa khỏi mặt trời, ánh sáng mặt trời phải di chuyển xa hơn trong bầu khí quyển để đến được mắt bạn.Khi ánh sáng mặt trời chiếu tới bạn, toàn bộ ánh sáng xanh đã bị phân tán đi.Kết quả là các bước sóng màu cam, đỏ và vàng là tất cả những gì còn lại để tạo màu cho hoàng hôn.

 

Bloomer cho biết bầu trời xanh rộng lớn được tạo ra bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố.Nếu bạn ở trên một hành tinh khác, bạn có thể nhìn lên một màu sắc hoàn toàn khác, tùy thuộc vào các phân tử trong bầu khí quyển của thế giới ngoài hành tinh, các hạt bụi xoáy xung quanh hoặc quang phổ ánh sáng phát ra từ một ngôi sao gần đó.

Theo Live Science.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm