Người đàn ông có bộ sưu tập lan rừng lớn nhất Việt Nam: 10.000 giò lan với hơn 200 chủng quý hiếm
Bảo tháp làm từ vàng và gỗ quý của 'đệ nhất tham quan' Hòa Thân được định giá lên tới 17.000 tỷ đồng / Kỷ băng hà là gì?
Ông Đỗ Tuấn Hưng (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) - chủ của khu bảo tồn lan rừng Troh Bư (xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) đã có hơn 25 đam mê sưu tầm các chủng loại lan quý hiếm.
Vào năm 1995, ông Hưng tìm mua rẫy hoang xa phố tới 12 km để trồng rừng. Sau một thời gian dày công khoan giếng, đào hồ, lắp giàn tưới phun mưa và trồng thêm hàng vạn cây lớn nhỏ, khu vườn của ông tươi dần.
Đến khi hết sạch tiền, ông Hưng đành bán đi 3 ha đất giáp mặt đường để tập trung đầu tư cho 2 ha còn lại phía trong. Hoa cỏ ngày càng nở thắm các lối đi. Dây leo hoang dại vấn vít như giăng lưới giữa đại ngàn. Phong lan bám rễ trổ hoa xinh đẹp khắp trên thân cao, cành thấp.
Với chất đất rừng khộp, cây rừng tái sinh ở Troh Bư dù chắc khỏe, tán lá vẫn thưa thớt. Đặc điểm đó rất thích hợp để Hưng cấy lên thân cây được nhiều cụm phong lan. Nguồn lan giống ban đầu anh trèo hái trong những chuyến công tác vào rừng. Thời đó Nhà nước chưa có lệnh cấm khai thác lâm sản phụ, kể cả phong lan trong các vùng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, nhằm bảo tồn các loài gien quý có nguy cơ tuyệt chủng, như sau này.
Tuy nhiên, nguồn lan mà ông thu nhập được nhiều nhất là khi Đắk Lắk chuyển đổi mục đích sử dụng hàng vạn hecta rừng sang trồng cao su. Ông Hưng không quản nắng mưa đi gỡ lan trên vô số thân cây lớn nhỏ bị ủi đổ la liệt, từ rừng huyện Ea Soup phía Tây, sang rừng huyện Ea H’leo phía Bắc.
Không chỉ sưu tập lan rừng, ông Hưng còn dốc tiền túi mua lan chợ, lan nhập khẩu, trao đổi giống loài với các hội, nhóm chơi lan. Cũng nhờ vậy mà hệ thực vật Troh Bư càng phong phú.
Đến hiện tại, ông Hưng đã có 27 năm say mê sưu tập lan với 10.000 giò lan. Đáng nói, tháng 5/2017, hơn 200 chủng loại lan rừng quý hiếm của ông đã được xác lập kỷ lục “Bộ sưu tập lan rừng lớn nhất Việt Nam”.
Sở hữu một bộ sưu tập lan rừng quý hiếm, được xem là có một không hai ở Việt Nam, nhiều đại gia chơi hoa lan đã ngỏ ý mua lại khu rừng nhưng ông Hưng đều từ chối.
“Tôi sưu tầm lan rừng không phải vì mục đích kinh doanh mà để bảo tồn nguồn gen hoa lan quý hiếm, lưu giữ giá trị của thiên nhiên cho đời sau. Rừng ngày càng bị thu hẹp, lan rừng bị săn ráo riết. Những dòng lan đẹp, nổi tiếng ở các khu rừng Tây Nguyên như Nghinh xuân, Giã hạc, Thủy tiên... đã gần như không còn. Giờ đây muốn vào rừng để ngắm một giò hoa lan nở có thể nói là rất khó. Do đó, tôi cố gắng lưu giữ lại cái đẹp cho con cháu đời sau chiêm ngưỡng”, ông Hưng chia sẻ.
- Video: Cụ bà dẫn cá trê đi dạo trên đường phố. Nguồn: Người lao động/Newsflare.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Con trăn đắt nhất thế giới trị giá 3,5 triệu USD, giống sinh vật thần tiên nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng!