Đấu trường voi-hổ độc nhất thế giới ở Việt Nam, nơi diễn ra những trận tử chiến ‘vô tiền khoáng hậu'
Tại sao Trư Bát Giới lại nuốt chửng 'nhân sâm quả' mà không thèm nhai? Hóa ra Bát Giới đã biết bí mật! / Tại sao người ta đốt quần áo sau khi chết? Đây không phải là mê tín, mà là có cơ sở khoa học!
Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây, nằm trên địa bàn phường Thủy Biều, thành phố Huế, có một di tích độc đáo và hiếm có không chỉ ở Việt Nam mà còn cả ở trên thế giới, đó là đấu trường Hổ Quyền.
Đấu trường Hổ Quyền đươc xây dựng vào năm 1930 dưới thời vua Minh Mạng, với mục đích tổ chức các trận đấu giữa voi và hổ. Đây là 1 công trình kiến trúc độc đáo, có nét giống với đấu trường La Mã khi có vành khăn nằm lộ thiên với hai vòng tường thành trong và ngoài. Vòng thành trong cao 5,9m; vòng thành ngoài cao 4,75m, nghiêng một góc khoảng 10-15 độ tạo thế vững chãi kiểu chân đê. Chu vi tường ngoài 145m, đường kính lòng chảo Hổ Quyền là 44m với thiết kế vững chắc để đảm bảo an toàn cho mọi người khi xem các trận đấu.
Ảnh minh họa.
Khán đài nơi vua ngồi được đặt ở phía Bắc và được xây cao hơn các vị trí xung quanh và có một không gian tương đối rộng. Bên trái khán đài là hệ thống bậc cấp đi lên với 24 bậc dành cho vua quan và quốc thích đại thần. Bên phải là hệ thống bậc cấp khác dành cho các quan và binh lính.
Đấu trường có 5 chuồng cọp với hệ thống cửa gỗ được đóng mở bằng cách kéo dây nối từ trên xuống. Ngoài hệ thống tường thành còn có một cửa cao 8 thước, rộng 7 tấc được làm bằng đá thanh, phía trên cửa có ghi “Hổ Quyền” là nơi voi được đưa vào trường đấu.
Theo ghi chép, hững trận đấu đầu tiên giữa voi và hổ được chúa Nguyễn Hoàng tổ chức từ thời gian đầu mới vào đặt dinh tại Ái Tử (nay thuộc tỉnh Quảng Trị). Sau này, những trận đấu này vẫn được duy trì tổ chức 1 năm 1 lần vào các ngày lễ nhằm tế thần. Những con voi được chọn tham gia trận đấu là những con voi khỏe mạnh, trong đó những con hổ sẽ bị cắt trụi móng vuốt và bẻ răng nhọn trước trận đấu. Đây là 1 trận đấu “vô tiền khoáng hậu” không hề cân sức, cuối cùng trận đấu nào voi cũng là con vật giành chiến thắng. Bởi theo quan niệm dưới thời nhà Nguyễn, voi là loài vật đại diện cho cái thiện, cho sức mạnh của nhà vua. Hổ đại diện cho cái ác, cho quần thần, binh lính và dân chúng. Ác thì không thể thắng được thiện, cũng như vua là bậc thượng tôn đầy sức mạnh.
Trải qua hơn 200 năm, đấu trường Hổ Quyền vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc độc đáo và giá trị lịch sử, văn hóa. Năm 1998, Hổ Quyền đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 2009/1998 QĐ/BVHTT.
Ngày nay, đấu trường Hổ Quyền không còn tổ chức các trận đấu voi hổ nữa, nhưng vẫn là một điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Đến với Hổ Quyền, du khách có thể tìm hiểu về một nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam thời xưa, đồng thời chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của công trình này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Gỗ quý 50 tỷ đồng bị đem làm 'chuồng lợn', nhóm lửa vì không biết giá trị, nhiều người nghĩ lại sẽ thấy tiếc
CLIP: Cuộc chạm trán bất ngờ giữa cừu trắng và gà trống, bài học đắt giá cho kẻ bắt nạt
Bí ẩn loài cây kịch độc có trong Sách Đỏ thế giới, ở Việt Nam mọc nhan nhản mà không ai biết
CLIP: Cuộc đối đầu kịch tính giữa gà trống và chó đực, "nhỏ mà có võ"
Ngượng chín mặt khi phóng to bức tranh cổ: 1.000 năm trước các họa sĩ đã táo bạo đến không tưởng
Phá dỡ ngôi nhà cổ 300 tuổi, người thợ bất ngờ phát hiện ‘bảo vật’ độc nhất, giá trị thực 1.650 tỷ