Khám phá

Đây là cách Gia Cát Lượng kiểm tra toàn diện 7 khía cạnh của một người: Thấu tâm can, so năng lực, vừa đơn giản vừa thiết thực

Để nhìn thấu được bản chất một con người không hề khó nếu áp dụng chiêu thức của "thánh mưu lược" Khổng Minh.

Chỉ vài lời nói, Gia Cát Lượng đã khiến Mã Siêu phải buông tay khỏi kiếm / CLIP: Cận cảnh màn ‘dùng thuyền cỏ mượn tên’ của Gia Cát Lượng khiến Tào Tháo ‘ăn quả đắng’

Thánh mưu lược Gia Cát Lượng, bày mưu lập kế, hiếm khi xảy ra sai sót đã trở thành một huyền thoại. Bất luận là trong hành quân đánh trận hay xử lý chính sự, ông đều phải cân nhắc rất kỹ vấn đề dùng người, ngần ấy năm phục vụ cho triều đình Thục Hán, ông đã tự tìm ra cho mình một phương pháp nhìn người riêng.

Trong cuốn "Tri nhân" (tạm dịch là "Biết người"), Gia Cát Lượng đã chính thức đưa ra 7 phương phái nhìn người của riêng mình: "Thứ nhất, hỏi đại sự, xem khát vọng; thứ hai, tranh luận, xem năng lực ứng biến; thứ 3, hỏi mưu lược, xem tri thức; thứ 4, dồn vào thế khó, xem sự dũng cảm; thứ 5, mời rượu, xem ngôn từ và tính tình; thứ 6, cho lợi ích, xem sự liêm khiết; thứ 7, giao việc, xem chữ tín".

Nói đơn giản thì đây là một cuộc kiểm tra toàn diện về 7 khía cạnh của một người, bao gồm "tham vọng, năng lực ứng biến, kiến thức, lòng can đảm, tính tình, sự trung thực và chữ tín".

Đây là cách Gia Cát Lượng kiểm tra toàn diện 7 khía cạnh của một người: Thấu tâm can, so năng lực, vừa đơn giản vừa thiết thực - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

1. Hỏi đúng sai, xem khát vọng

Trong "Trang Tử - tề vật luận" có viết: "Bỉ diệc nhất thị phi, thử diệc nhất thị phi". Giữa anh và tôi, luôn có đúng và sai, quan điểm của mỗi người đối với thế giới là không giống nhau.

Để đánh giá liệu một người có đáng được trọng dụng hay không, đầu tiên phải hiểu được lâp trường và quan điểm của anh ta. Bất cứ ai mơ hồ về đúng hoặc sai đều không nên được giao phó những trách nhiệm nặng nề, bởi vì những người như vậy đã quen xuôi theo chiều gió, không có chính kiến.

Khát vọng là động lực để mọi người tiến lên, người không có khát vọng, hoặc là một người tầm thường, hoặc là một kẻ tiểu nhân. Một người không có khát vọng lớn không thể tạo nên sự khác biệt. Có người nói rằng những người không có khát vọng giống như chèo thuyền trong đêm tối mà không có ngọn hải đăng dẫn lối, không dám tiến về phía trước, thậm chí còn chẳng dám mạnh dạn giương buồm. "Hỏi đúng sai, nhìn khát vọng", không chỉ để thấy khát vọng, mà còn để nhận biết một người.

2. Tranh luận đến cùng, xem khả năng ứng biến

 

Làm thế nào để đánh giá được năng lực ứng biến của một người? Phương pháp của Gia Cát Lượng là sử dụng ngôn từ công kích đối phương tới mức anh ta không còn biết nói gì, để xem anh ta phản ứng lại như thế nào. Gia Cát Lượng tin rằng một người biết ăn nói, có tài hùng biện phải là một người có đầu óc linh hoạt, nhanh nhạy, đồng thời cũng phải là một người hiểu rõ vấn đề nhất. Phương pháp đơn giản này đôi khi rất hiệu quả.

Tranh luận có thể nói là ứng dụng lớn nhất trong các phương pháp của Gia Cát Lượng trong xã hội ngày nay. Từ việc đưa ra những quan điểm trái ngược nhau, khiến đối phương thể hiện quan điểm và lý do của bản thân, phơi bày những mâu thuẫn của nhau và tranh luận đến cùng. Muốn tham gia tranh luận, bạn phải là một người có kiến ​​thức phong phú, suy nghĩ linh hoạt và khả năng diễn đạt tuyệt vời.

Đây là cách Gia Cát Lượng kiểm tra toàn diện 7 khía cạnh của một người: Thấu tâm can, so năng lực, vừa đơn giản vừa thiết thực - Ảnh 2.

3. Hỏi mưu lược, xem tri thức

 

Đưa ra một loạt các vấn đề khác nhau và muốn đối phương đưa ra các đối sách thích hợp cho các vấn đề đó, từ đó kiểm tra trình độ kiến thức của họ. Một người dù tâm địa, nhân cách có tốt tới đâu mà không biết làm việc thì suy cho cùng cũng chỉ là một người "vô hại với xã hội". Những người đã đóng góp cho xã hội phải là những người có thể đưa ra những gợi ý để cải thiện xã hội và cải thiện môi trường xung quanh họ.

Trong xã hội ngày nay, trả lời phỏng vấn chính là một ví dụ điển hình của phương pháp này, có thể thấy rằng phương pháp trả lời phỏng vấn đã được ghi chép lại và tồn tại từ khá lâu. Đây là một minh chứng cho sức sống mạnh mẽ của phương pháp thứ 3 của Gia Cát Lượng.

4. Dồn vào thế khó, xem sự dũng cảm

Trước khi trọng dụng một người, Gia Cát Lượng sẽ tạo ra nghịch cảnh giả và quan sát xem người kia có đủ can đảm hay không. Khi ở trong tình thế nguy hiểm, dũng cảm hay không dũng cảm, nhìn một phát là ra.

Giả sử làm tốt một việc, chỉ cần vượt qua một khó khăn, thì hầu hết mọi người sẽ thành công; nhưng nếu phải vượt qua mười khó khăn, vậy thì số người thành công sẽ giảm đi rất nhiều; còn nếu khó khăn tăng lên một trăm, thì người thành công chắc chắn rất hiếm. Do đó, nhân tài nhất định phải trải qua nhiều khó khăn rèn luyện thì mới "hiện nguyên hình". Giống như nhà triết học nổi tiếng người Đức Friedrich Wilhelm Nietzsche từng nói: "Chỉ những người trải qua khó khăn của địa ngục mới có sức mạnh để xây dựng thiên đàng".

 

Đây là cách Gia Cát Lượng kiểm tra toàn diện 7 khía cạnh của một người: Thấu tâm can, so năng lực, vừa đơn giản vừa thiết thực - Ảnh 3.

5. Mời rượu, xem ngôn từ và tính tình

Bản chất của con người thường được ẩn sâu dù là vô tình hay cố ý. Vào những lúc như vậy, bạn có thể sử dụng rượu để đối phương mở lòng, để đối phương "tuôn ra" phiên bản chân thực nhất của bản thân.

Những người tầm thường, sau khi uống rượu, thường sẽ nói năng tục tĩu, và thậm chí còn trở nên điên cuồng, mất lý trí, đi gây rắc rối. Còn những người biết kiềm chế bản thân, đôi khi vào những lúc như này sẽ bộc lộ cảm xúc từ sâu đấy lòng, hoặc là nói về lý tưởng, hoặc là nói về những khó khăn, trắc trở mà mình đã và đang phải trải qua.

 

6. Cho lợi ích, xem sự liêm khiết

Quan sát thái độ của đối phương khi cho họ một chức quan hay lợi ích nào đó để xem họ có trung thực, liêm khiết hay không. Gia Cát Lượng tin rằng những người trung thực và liêm khiết thường có những đặc điểm sau: trung thành với dân với nước, luôn công bằng, liêm khiết, luôn quan sát nỗi khổ của dân, chú ý đến tiết kiệm, không ham mê tửu sắc, tự kỷ luật.

Những người liêm khiết, thanh cao sẽ chẳng bao giờ hưởng thụ số tiền bất công. Trong cuốn "Mạnh Tử" có viết: "Bất nghĩa nhi phú thư quý, vu ngã như phù vân", số tiền bất nghĩa, dù có nhiều tới đâu đi chăng nữa thì cũng sẽ không bao giờ thoát được cái ngày cạn kiệt.

Ngược lại, nếu bạn kiếm được lợi nhuận từ công việc chính đáng và sự trung thực của chính mình, bạn có thể tận hưởng nó trong một thời gian dài.

Đây là cách Gia Cát Lượng kiểm tra toàn diện 7 khía cạnh của một người: Thấu tâm can, so năng lực, vừa đơn giản vừa thiết thực - Ảnh 4.

7. Giao việc, xem chữ tín

 

Khi bạn yêu cầu đối phương làm việc, bạn có thể quan sát xem đối phương có thể làm được như đã hứa hay không. Một người có thể tạo được chỗ đứng vững chắc trong xã hội hay không, còn phụ thuộc vào việc anh ta có thể giữ "chữ tín" hay không.

Nếu một người hứa nhưng không thể thực hiện được, nhưng lại thành thật xin lỗi người khác, và đôi khi còn đề nghị những việc mà họ có thể làm tốt, thì dù đã thất hứa nhưng họ vẫn cho thấy được phẩm chất của mình.

Hiện tại đang là thời đại của "mạng xã hội", mọi người phải đối mặt với một số lượng lớn người lạ mỗi ngày. Vì vậy, mặc dù đã xuất hiện hơn nghìn năm, nhưng phương pháp nhìn người của Gia Cát Lượng vẫn có ý nghĩa lớn đối với xã hội hiện đại. Kết giao với những người bạn tốt và tin tưởng đúng người có thể khiến cuộc sống và công việc của chúng ta trở nên thuận lợi và tốt đẹp hơn.

Theo Trí Thức Trẻ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm