Khám phá

Kế ‘dùng thuyền cỏ mượn tên’ của Gia Cát Lượng thành công mỹ mãn do Tào Tháo quá nhát gan?

DNVN - Nhiều người cho rằng, sở dĩ kế “dùng thuyền cỏ mượn tên” của Gia Cát Lượng thành công mỹ mãn là do Tào Tháo nhát gan không dám tấn công. Tuy nhiên, sự thực thì không phải ai cũng biết.

Chỉ vài lời nói, Gia Cát Lượng đã khiến Mã Siêu phải buông tay khỏi kiếm / Được ví như "túi khôn" của Thục Hán, vì sao Lưu Bị ít khi đưa Gia Cát Lượng cùng ra trận?

- Clip: Khổng Minh dùng thuyền cỏ mượn tên. Nguồn:Highlight Tam Quoc.

Năm 208, Tào Tháo mang 83 vạn quân tiến xuống phía Nam với tham vọng thống thống nhất Trung Quốc. Trước bối cảnh đó, Lưu Bị và Tôn Quyền buộc phải hợp tác, kết thành liên minh để chống lại quân Ngụy.
Lúc này, quân sư của Lưu Bị là Gia Cát Lượng đã đích thân đến hợp tác chiến đấu với Chu Du – Đại đô đốc của Đông Ngô. Thế nhưng, các tướng Ngô lại ghen tị với tài năng của Khổng Minh nên thường bày kế hãm hại ông. Một lần, họ nói rằng cần 10 vạn mũi tên trong vòng 10 ngày và yêu cầu Gia Cát Lượng phải giúp.
Trước bối cảnh đó, Gia Cát Lượng liền nhận lời và còn lấy mạng ra làm “tiền đặt cược” nhằm lập công lớn khiến các tướng Đông Ngô phải từ bỏ ý định gây khó dễ cho ông. Thậm chí, Khổng Minh còn tuyên bố sẽ làm được điều này trong vòng 3 ngày.
Sau đó, Gia Cát Lượng dành 2 ngày để chuẩn bị các công việc cho chuyến đi lấy tên. Cụ thể, ông huy động 20 chiếc thuyền phủ đầy rơm, cỏ và bố trí 30 binh sĩ trên mỗi thuyền rồi xếp quanh nhóm lính này những binh lính giả làm bằng rơm. Tới ngày thứ 3, Khổng Minh cùng Lỗ Túc dẫn thuyền vượt sông Trường Giang tiến tới thủy trại của Quân Ngụy.
Ở thời điểm đó, trên sông xuất hiện sương mù dày đặc làm Tào Tháo không nhìn rõ và sợ bị Gia Cát Lượng mai phục nên không trực tiếp ra đánh trận. Thay vào đó, ông huy động quân sĩ bắn tên và giúp Khổng Minh hoàn thành kế “mượn tên” rất mỹ mãn.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chứng kiến điều này, nhiều người đã cho rằng Tào Tháo nhát gan nên không dám tấn công thuyền của Gia Cát Lượng. Trong khi đó, một số ý kiến khác lại khẳng định, nếu quân Ngụy sử dụng hỏa tiễn để tấn công thì Khổng Minh đã mất mạng. Vậy Tào Tháo phải chăng không biết điều này? Dưới đây sẽ là câu trả lời.
Trước hết, sương mù dày đặc đã khiến Tào Tháo không thể nhận biết được thuyền của Gia Cát Lượng toàn “người cỏ”, đều là các vật dễ cháy. Đồng thời, sương mù cũng khiến hỏa tiễn khó phát huy tối đa tác dụng, thậm chí nó còn kém xa với tên thường.
Thứ 2, bắn hỏa tiễn sẽ tốn nhiều thời gian hơn tên thường, bởi binh sĩ buộc phải châm lửa mới bắn được. Do đó, sẽ làm chậm tiến trình tấn công và Tào Tháo sợ điều này sẽ khiến Gia Cát Lượng ra khỏi tầm tấn công.
Thứ 3 là hỏa tiễn chỉ thích hợp với lối đánh du kích, lấy yếu thắng mạnh và chuyên dùng để tiêu diệt kho lương thực của quân địch. Thế nhưng, lúc tiến xuống Nam thì quân Ngụy rất mạnh khi đông đảo hơn quân Thục – Ngô nhiều nên chẳng cần phải dùng biện pháp này.
Thứ 4 là bản thân Tào Tháo cũng không thích dùng hỏa công khi đánh trên sông và cuối cùng là giá dầu thời đó vô cùng xa xỉ nên việc dùng hỏa tiễn tấn công quân địch sẽ tiêu tốn một khoản chi phí rất lớn.
Quốc Bảo (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm