Khám phá

Đây là sinh vật sở hữu cặp sừng to như ngà voi, bất ngờ với thứ chứa bên trong: Đó là gì?

Đây là thứ vô cùng quan trọng mà những người chủ sở hữu bảo vệ bằng mọi giá.

Kỳ lạ loài động vật trông như những con rồng thu nhỏ / Túi, ví làm từ nấm mang tiềm năng ‘đánh bật’ da động vật

Nếu nhìn những sinh vật dưới đây, chắc hẳn bạn sẽ phải kinh ngạc trước kích thước to lớn của cặp sừng mà chúng sở hữu. Thậm chí những chiếc sừng này có hình dạng cũng chẳng khác gì những chiếc ngà voi.

Xem video:

Sinh vật kỳ lạ sở hữu cặp sừng to như ngà voi trên đầu!

Chúng là sinh vật gì?

Những sinh vật sở hữu cặp sừng to lớn trên chính là một loài bò bản địa ở châu Phi, có tên là bò Watusi hay còn gọi là bò Ankole sừng dài, bò Ankole-Watusi (tên khoa học: Bos taurus indicus). Đây là một loài bò có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người châu Phi.

Vẻ ngoài của chúng không có gì đặc biệt so với các loài bò khác nếu không kể đến chiếc sừng đặc biệt to lớn này. Cặp sừng lớn giúp chúng chiến đấu và tự vệ trước những kẻ thù nguy hiểm cũng như khi giao tranh với đồng loại để giành lãnh thổ hay bạn tình.

Đây là sinh vật sở hữu cặp sừng to như ngà voi, bất ngờ với thứ chứa bên trong: Đó là gì? - Ảnh 2.

Con bò có sừng dài nhất thế giới. Ảnh: Guinnessworldrecords

 

Một con bò Watusi trưởng thành có thể nặng từ 410 tới 730 kg, cao hơn 2,4 m nhưng cũng rất khó khăn khi giữ thăng bằng cho cặp sừng to lớn của mình. Chiếc sừng kỷ lục của một con bò Watusi tại bang Utah, Mỹ lên đến 103,5 cm (theo Guinnessworldrecords).

Đối với bộ tộc Mundari ở Nam Sudan, họ vô cùng coi trọng loài bò này, xem chúng như là của cải giá trị nhất của mình và sẵn sàng bảo vệ chúng với bất cứ giá nào, kể cả việc hy sinh tính mạng của mình hay sử dụng súng ống.

Chúng còn được xem như một loài tiền tệ, biểu tượng cho địa vị của một gia đình, người Mundari rất hiếm khi giết thịt chúng mà chủ yếu lấy sữa từ loài bò này. Chiếc sừng to lớn của bò Watusi thực chất là một kho tích trữ Calcium cho cơ thể.

Đây là nguồn dinh dưỡng chính đối với người dân bản địa, nhất là ở những khu vực khô hạn và khắc nghiệt nhất của châu Phi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm