Đến sông băng cũng chịu thua nắng nóng
Vừa phát hiện sông băng trên sao Hỏa? / Giải mã hiện tượng "máu sông băng" kỳ lạ trên dãy Apls
Theo Reuters, tuyết rơi tương đối ít vào mùa đông năm ngoái ở Alps trước khi 2 đợt nắng nóng hoành hành vào mùa hè năm nay đe dọa đến các sông băng trên đó. Trong đợt nắng nóng vào tháng 7, nước đóng băng ở độ cao kỷ lục là 5.184 m, so với mức thông thường vào mùa hè là 3.000-3.500 m.
Sông băng Pers trên dãy Alps đang tan chảy nhanh Ảnh: REUTERS
Hầu hết sông băng núi cao trên thế giới đang chịu tác động của biến đổi khí hậu. Tại dãy Alps, nhiệt độ đang tăng khoảng 0,3 độ C mỗi thập kỷ, gấp đôi mức trung bình toàn cầu. Nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng, các sông băng Alps dự kiến mất hơn 80% khối lượng vào năm 2100.
Tại châu Á, các sông băng trên dãy Himalaya cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Trong đó, sông băng Chhota Shigri đã mất phần lớn lớp tuyết phủ, một phần do tác động của đợt nắng nóng kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5 năm nay.
Sự biến mất của sông băng không chỉ đe dọa đến cả sinh kế mà còn cả tính mạng con người. Hồi đầu tháng này, vụ sập một sông băng trên dãy Alps ở Ý đã khiến 11 người thiệt mạng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
CLIP: Cuộc đụng độ kịch tính giữa sói đồng cỏ và báo sư tử, màn quyết chiến căng thẳng đến phút cuối
Tại sao ngựa ngủ đứng cả ngày lẫn đêm thay vì nằm? Đọc xong tôi có thêm kiến thức