Đèo Phượng Hoàng Đắk Lắk: 'Cánh chim trời' sải cánh giữa đại ngàn Tây Nguyên
Sự hồi sinh của 'tuyến đường sắt lãng mạn' ở Nhật Bản / Những mùa hoa cuối năm ở Đà Lạt
Nằm trên quốc lộ 26, nối liền hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk, đèo Phượng Hoàng như cánh chim giữa trời đưa người lữ hành ngắm cảnh trời mây xinh đẹp. Tạm biệt vùng biển với cát vàng với mây xanh miền Duyên Hải, du khách đi ngược từ vùng duyên hải xinh đẹp qua đèo Phượng Hoàng, cánh chim giữa núi đồi bạt ngàn, để lên non cao Đắk Lắk.
Đèo Phượng Hoàng dài khoảng 12 km, thuộc địa phận huyện M'Drăk và là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Đắk Lắk. Cung đèo này là một thắng cảnh đẹp của thiên nhiên, nơi một thời Yersin đi qua tìm ra địa danh Đà Lạt, nơi vẫn còn mãi chiến công vang dội, với những dải núi đẹp. Chính vì thế, đèo Phượng Hoàng như cánh chim tung trời sải cánh giữa đại ngàn.
Đèo Phượng Hoàng là địa danh một thời từng được ví là đèo tử thần vì vị trí địa lý cũng như những nguy hiểm luôn rình rập lữ khách đi ngang nơi này. Hiện tại, con đèo đã được mở rộng, cảnh đẹp, thu hút nhiều tay phượt muốn ngắm nhìn vẻ đẹp hoang dã nơi đây.
Đèo Phượng Hoàng thử thách cánh lái xe bằng những khúc cua tay áo khúc khuỷu, chỉ cần sơ sẩy là có thể gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, cái cảm giác leo đèo và nhìn ngắm đoạn đường đã qua như con chim phượng hoàng sải cánh xinh đẹp uốn lượn theo sườn núi khiến cho cảm giác e dè cũng phải nhường chỗ cho sự phấn khích.
Cung đèo Phượng Hoàng với khung cảnh núi rừng hùng vĩ nối miền duyên hải với Đắk Lắk đại ngàn. Núi rừng đại ngàn chào gọi lữ khách bằng những con thác vĩ đại, tiếng suối reo vui hòa cùng cây cối. Qua cung đèo Phượng Hoàng, những tay lái vững vàng như lạc vào trong tiếng gọi của đại ngàn của những thác nước, của bản làng ấy.
Vượt đèo Phượng Hoàng lên với núi rừng Đắk Lắk, hoàn toàn đắm chìm trong sự hùng vĩ, hoang sơ của nơi đây sẽ để lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ