Đi biển 2 lần đều nhặt được viên đá hình tam giác, cô bé khiến các chuyên gia kinh ngạc: Là 'quái vật' số 1 của đại dương!
Đi tìm loài động vật "lắm mồm" nhất trong thế giới tự nhiên / 10 triệu năm nữa các loài động vật sẽ như thế nào?
Vào mùa hè cách đây 5 năm, cô bé 9 tuổi Christine Barrick cùng gia đình đi nghỉ ở bãi biển Nam Carolina, Mỹ. Trong lúc đi dạo biển cùng cha, cô bé đã tình cờ nhìn thấy một viên đá có hình tam giác rất đặc biệt. Bố cô bé cho rằng đó chỉ là những viên đá bình thường nên không quan tâm. Tuy nhiên, Christine đã bị thu hút bởi hình dáng kỳ lạ nên đã nhặt chúng lên.
Thật trùng hợp, 2 ngày sau, Christine cũng nhặt được viên đá giống như vậy trên bãi biển. Sự việc kỳ lạ này khiến cho cô bé cảm thấy vô cùng tò mò nên đã mang về cho bố mẹ xem. Hai viên đá rất mịn, sắc và nặng, bố mẹ Christine cũng chưa nhìn thấy chúng nên đã đưa cô bé đến Viện Hải dương học Địa phương để tìm câu trả lời.
Cận cảnh 2 viên đá hình tam giác mà Christne nhặt được. (Ảnh: Kknews)
Sau khi xem xét cẩn thận, các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên hỏi cô bé đã nhặt viên đá ở đâu. Theo chia sẻ của các chuyên gia sinh vật biển, 2 viên đá kỳ lạ này là hóa thạch răng của loài cá mập khổng lồ thời tiền sửvô cùng nổi tiếng - Megalodon. Đã rất nhiều bộ phim Hollywood cũng lấy Megalodon làm chủ đề sáng tạo của họ là vì thế.
Các chuyên gia cho rằng cô bé thực sự rất may mắn mới nhặt được tận 2 chiếc răng quý hiếm như vậy bởi tỷ lệ tìm thấy chúng là rất nhỏ.
Trong các nghiên cứu của các nhà khảo cổ, Megalodon tuyệt chủng vào khoảng 2,6 triệu năm trước – cũng là lúc diễn ra sự kiện tuyệt chủng sinh vật biển hàng loạt do biến đổi khí hậu. Megalodon được biết đến kể từ khi các nhà khoa học tìm thấy hóa thạch của những chiếc răng khổng lồ của chúng, rất lâu sau khi bộ xương sụn của nó bị phân hủy hoàn toàn.
Chính từ những chiếc răng khổng lồ, các nhà khoa học có thể ước tính được kích thước của con 'quái vật' khổng lồ với chiều dài khoảng 15 đến 18 mét (60ft), gấp khoảng 3 lần chiều dài của cá mập trắng lớn.
2 viên đá đó là răng hóa thạch của loài cá mập khổng lồ thời tiền sử - Megalodon. (Ảnh: Kknews)
Cũng giống như cá mập, megalodon liên tục rụng và mọc lại răng trong suốt cuộc đời của chúng - có khoảng 40.000 chiếc răng trước khi chết. Một con megalodon có tới 276 chiếc răng trong miệng vào bất kỳ thời điểm nào.
Một số răng được phát hiện từ hóa thạch của loài săn mồi lớn này đạt tới chiều dài hơn 17cm (7 inch), nhưng đa số dài từ 3 đến 5 inch (vẫn lớn). Tuy chiếc răng mà Christine không phải là loại dài nhất nhưng các chuyên gia ước tính rằng giá trị của chúng lên tới hàng triệu USD (hơn 20 tỷ VND trở lên). Christine đã quyết định sẽ giữ lại những chiếc răng này làm kỷ niệm và tiếp tục tìm kiếm thêm những chiếc khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ