Khám phá

Đi di cư tránh nóng, cá mặt trăng khổng lồ bỏ mạng

Con cá mặt trăng nặng 49 kg, dài 3,5 m trôi dạt vào bãi biển ở Seaside, Oregon (Mỹ) có thể chết khi đang trên đường đi di cư, tránh nóng.

Loài cây hoa thơm quả có ích nhưng lại mang danh 'cây tự sát' - ở Việt Nam có nhiều tên gọi / Tái hiện khuôn mặt Pharaoh Ai Cập từ bộ hài cốt, các nhà khoa học khiến thế giới ngả nghiêng vì dung mạo như "nam thần" của nhà vua

Cá mặt trăng thường sống ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới. Nhưng khi đại dương ấm lên do biến đổi khí hậu, sinh vật đang hướng về phía bắc để tìm tới các vùng nước mát hơn. "Tôi không mong đợi sự xuất hiện của con cá mặt trăng ở ngoài khơi Oregon", Heidi Dewar, nhà sinh vật học thuộc Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) nói.

Con cá mặt trăng được tìm thấy trên bãi biển Sunset ở bang Oregon. Ảnh: Công viên thủy sinh Seaside.

Con cá mặt trăng được tìm thấy trên bãi biển Sunset ở bang Oregon. Ảnh: Công viên thủy sinh Seaside.


Con cá được tìm thấy ở Oregon sẽ được đông lạnh trước khi đưa đi mổ xẻ để phân tích sinh thái học cơ bản của loài cá này.

Theo Dewat, chất chứa trong dạ dày có thể giúp xác định chế độ ăn uống của con cá và các mô có thể tiết lộ nơi nó sống.

Một nghiên cứu hồi tháng 4 cho thấy các đại dương ấm lên buộc hàng chục nghìn loài sinh vật biển phải rời bỏ những ngôi nhà nhiệt đới của chúng dọc theo đường xích đạo và chuyển đến các vùng nước mát hơn.

Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Đại học Auckland phát hiện cuộc di cư hàng loạt của gần 50.000 loài bao gồm cá, động vật thân mềm, chim và san hô. Chúng di chuyển về phía các cực kể từ năm 1955.

 

Các nhà khoa học cho biết, những loài có thể đang di chuyển để thoát khỏi nhiệt độ bề mặt đang ấm dần lên.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm