Mộ cổ thường hay bị trộm, mộ của Triệu Vân dựa vào đâu mà có thể bình yên gần 2.000 năm, không ai dám động đến?
Khai quật mộ cổ 2.000 năm tuổi phát hiện thi thể vẫn còn nguyên mái tóc đen dày, khi chạm vào làn da, các nhà khảo cổ suýt ngất / Phong tục tuẫn táng bất công đẩy con người đến cái chết không trọn vẹn: Bí mật những đôi chân "hở" trong mộ cổ
Nhắc đến Tam Quốc, nhiều người sẽ nghĩ đến những nhân vật nổi bật, trong đó có Triệu Vân. Dựa vào khắc họa trong "Tam quốc diễn nghĩa", trong nhận thức của mọi người, Triệu Vân là một mãnh tướng thiện chiến, hiếm khi thua trận, hơn nữa ông có một lòng trung thành vô song, nhận được sự kính trọng và khâm phục sâu sắc của dân chúng.
Bởi vì ghi đậm dấu ấn như vậy nên trong dân gian đã có không ít những truyền thuyết liên quan đến Triệu Vân được lan truyền rộng rãi. Những truyền thuyết này về cơ bản là ca ngợi Triệu Vân, những câu chuyện chê bai ông rất ít.
Mộ Triệu Vân nằm ở đâu?
Trên thực tế, vì Triệu Vân là nhân vật anh hùng được yêu thích nên đền thờ và ngay cả mộ phần của ông đã được dựng lên ở rất nhiều địa phương của Trung Quốc.
Ví dụ như miếu Tử Long ở Đại Ấp, Tứ Xuyên; miếu Triệu Vân ở Chính Định, Hà Bắc; mộ và nhà thờ Triệu Vân ở Nam Dương, Hà Nam; nhà thờ Triệu Vân ở ngoại thành Quế Dương Châu, Hồ Quảng, v.v.
Triệu Vân chỉ có một mà miếu thờ và phần mộ lại có nhiều như vậy chắc chắn có chỗ là thật, có chỗ là giả. Vậy mộ thật của Triệu Vân rốt cuộc nằm ở đâu?
Muốn biết rõ hơn về địa chỉ phần mộ Triệu Vân, chúng ta có thể tìm thấy đáp án từ cuộc đời của Triệu Vân.
Hình ảnh nhân vật Triệu Vân trên phim.
Triệu Vân là người Hà Bắc, sinh ra ở Chân Định, Thường Sơn nên nói rằng Hà Bắc có miếu Triệu Vân cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, do những cuộc chinh chiến sau này mà Triệu Vân đã rời khỏi Hà Bắc đi chiến đấu ở khắp nơi nên miếu thờ ở Hà Bắc chỉ là nơi chôn cất quần áo và di vật.
Sau khi Triệu Vân rời khỏi quê nhà, ông gia nhập đội quân của Công Tôn Toản nhưng không lâu sau, vì anh trai qua đời nên Triệu Vân đã trở về quê lo liệu ma chay.
Sau quãng thời gian Triệu Vân về quê, Công Tôn Toản bại trận và mất mạng. Sự thất bại của Công Tôn Toản khiến Triệu Vân tạm thời không có chủ. Giữa lúc đó, Viên Thiệu có cử người đến mời Triệu Vân nhưng ông không đi bởi đang chờ dịp đầu quân cho Lưu Bị.
Triệu Vân trước đó đã quen biết Lưu Bị qua Công Tôn Toản, cả hai chưa từng kề vai tác chiến nhưng lại khá hiểu nhau. Nhận thấy Lưu Bị là người có tiền đồ nên ông vẫn luôn muốn tìm Lưu Bị, chỉ là Lưu Bị lúc bấy giờ khá khốn đốn, vừa làm chủ Từ Châu đã bị Lã Bố đuổi đánh, lại bị Tào Tháo truy đuổi, Tứ Xuyên khốn khổ xoay sở không yên.
Cuối cùng Lưu Bị đến chỗ của Viên Thiệu, Triệu Vân nghe ngóng được tin chính xác của Lưu Bị mới chủ động đến nương nhờ Lưu Bị.
Sau này, Triệu Vân theo Lưu Bị chinh chiến nam bắc. Trong thời gian này, chiến tích vang dội nhất của Triệu Vân là cứu A Đẩu từ tay Tôn Thượng Hương trong trận Trường Bản.
Hình ảnh nhân vật Triệu Vân trên phim.
Hai lần giải cứu thiếu chủ đã đẩy danh tiếng trung thành của Triệu Vân lên đỉnh cao. Về sau, Lưu Bị bại trận ở Di Lăng, Gia Cát Lượng lên nắm quyền, Triệu Vân tiếp tục tham gia chiến dịch Bắc phạt và cuối cùng chết ở Thục Hán.
Từ những gì cả một đời Triệu Vân đã trải qua, có thể thấy rõ Triệu Vân mất ở đất Thục. Điều này cũng có thể nói rằng, phần mộ của Triệu Vân phải ở Ích Châu, bởi vì khi đó ba nước Ngụy - Thục - Ngô đang đề phòng lẫn nhau, thi thể của Triệu Vân không thể chuyển về quê nhà.
Nói một cách khác, ngoài phần mộ ở Tứ Xuyên, thì những phần mộ của Triệu Vân ở các nơi khác đều là giả, mộ của Triệu Vân hiện tại phải ở Tứ Xuyên.
Trong sử sách không ghi rõ địa chỉ cụ thể mộ của Triệu Vân, nhưng trong "Tam quốc diễn nghĩa" có ghi chép về việc này.
Nguyên văn ghi chép như sau: "Hậu chủ văn vân tử, phóng thanh đại khốc viết: Trẫm tích niên ấu, phi tử long tắc tử, vu loạn quân trung hĩ.
Thụy thuận bình hầu, sắc táng vu Thành Đô Cẩm Bình sơn chi đông. Kiến lập miếu đường, tứ thời hưởng tế."
Tạm dịch: "Sau khi nghe tin Vân chết, hậu chủ khóc lớn và nói rằng: Khi ta còn nhỏ, nếu không có Tử Long thì ta đã chết trong loạn quân. Lấy hiệu Thuận Bình hầu, an táng tại phía đông núi Cẩm Bình ở Thành Đô. Lập đền thờ, bốn mùa thờ phụng."
Từ phần ghi chép này có thể thấy, Triệu Vân có lẽ được chôn cất ở núi Cẩm Bình. Và trên thực tế, phần mộ của Triệu Vân tại núi Cẩm Bình, Đại Ấp, Tứ Xuyên quả thực đã được tìm thấy. Từ những gì thu thập được, các chuyên gia khẳng định ngôi mộ đó chính xác là mộ của Triệu Vân.
Mộ phần của Triệu Vân ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Tại sao ,mộ Triệu Vân không hề bị trộm?
Hẳn chúng ta đều biết rằng mộ của những người nổi tiếng thời xưa thường hay bị trộm. Vậy tại sao hàng nghìn năm trôi qua mà mộ của Triệu Vân vẫn không bị động đến? Có 3 lý do được đưa ra để giải thích cho điều này.
1. Triệu Vân là người trung thành
Triệu Vân là một người trung thành, lòng trung thành của ông nổi tiếng trong dân gian, chính bởi thế mà hầu hết mọi người đều rất kính phục Triệu Vân nên không ai dám có những suy nghĩ dơ hèn đối với mộ phần của ông.
2. Truyền thuyết kì quái
Truyền thuyết kể rằng, đã từng có người tơ tưởng động chạm đến phần mộ của Triệu Vân nhưng kết quả là khi họ ra tay, đã xuất hiện một loạt chuyện quái lạ.
Có kẻ trong lúc hành động thì gặp phải rất nhiều rắn bò từ trong mộ ra, sợ hãi đến nỗi không ai dám làm gì nữa. Có kẻ thì gặp trời mưa lớn, đất cát trên núi trôi xuống lấp kín lỗ đã đào xong.
Truyền thuyết về hàng loạt những câu chuyện kì dị này đã làm tăng thêm bí ẩn về mộ của Triệu Vân, khiến nhiều người sợ hãi không dám có suy nghĩ lệch lạc nữa.
3. Mộ Triệu Vân không có nhiều tiền bạc
Mọi người đều biết Triệu Vân là một người thanh bạch liêm khiết. Xưa kia Lưu Bị chiếm Ích Châu muốn ban thưởng nhà cửa đất đai cho Triệu Vân nhưng ông đều từ chối.
Điều đó cho thấy Triệu Vân hết lòng vì nước Thục. Một người phẩm đức tốt đẹp như thế thì làm sao có thể có tài sản riêng? Do đó, có nhiều ý kiến nhận định rằng Triệu Vân là người thanh liêm, trong mộ không chứa đồ có giá trị nên mộ không bị trộm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới: Gấp 4 lần Trung Quốc, 3 nước châu Âu cộng lại cũng không bằng