Khám phá

Dịch Covid-19 đe dọa loài khỉ đột châu Phi

Dịch Covid-19 không chỉ tàn phá sức khỏe của con người, mà còn đe dọa tới sự tồn vong của loài khỉ đột núi châu Phi, các nhà bảo tổn cảnh báo.

Hóa ra đây chính là căn bệnh đã cướp đi mạng sống của Gia Cát Lượng / Vẻ đẹp tuyệt tác của tòa nhà cao nhất thế giới xuyên giữa tầng mây

Công viên quốc gia Virunga của Congo, nơi sinh sống của khoảng 1/3 dân số loài khỉ đột núi trên thế giới, sẽ cấm du khách tham quan đến ngày 1/6, sau khi nhiều chuyên gia cảnh báo rằng virus corona có thể lây từ người sang khỉ đột.

Quốc gia lân cận Rwanda cũng đang tạm thời ngừng hoạt động du lịch và nghiên cứu tại 3 công viên quốc gia, vốn là nơi sinh sống của các loài linh trưởng như khỉ đột và tinh tinh.
Khỉ đột núi dễ bị mắc một số bệnh về đường hô hấp tương tự con người. Cảm lạnh thông thường cũng có thể giết chết một con khỉ đột, theo Quỹ Thiên nhiên Thế giới, đây cũng là lý do mà du khách khi tới tham quan không được đứng quá gần với các loài vật.
Dịch Covid-19 đe dọa loài khỉ đột châu Phi - ảnh 1

Các nhân viên kiểm lâm và du khách tại Công viên quốc gia Virunga của Congo. Ảnh: AP

Khoảng 1.000 con khỉ đột núi sống trong các khu vực được bảo vệ ở Congo, Uganda và Rwanda, vốn dựa vào phần lớn nguồn thu từ du lịch.

Quyết định đóng cửa của Công viên quốc gia Virunga đã được các nhà bảo tồn trong khu vực hoan nghênh.

Bà Paula Kahumbu, giám đốc điều hành của nhóm bảo tồn động vật hoang dã có trụ sở tại Kenya, cho biết mọi nỗ lực có thể phải được thực hiện để bảo vệ khỉ đột núi vì số lượng loài này đang suy giảm nhanh chóng.

"Chúng ta phải biết rằng khỉ đột rất nhạy cảm với bệnh của con người. Nếu bất cứ ai bị cảm lạnh hoặc cúm, họ không được phép đến gần khỉ đột, nếu có ai đó nhiễm Covid-19, điều này sẽ đe dọa tới sự tồn vong của cả loài", bà Kahumbu nói.

Số lượng loài khỉ đột núi tại châu Phi đã giảm mạnh trong thế kỷ qua vì nạn săn trộm, bệnh tật và sự xâm lấn của con người. Khỉ đột núi đã được liệt kê là loài cực kỳ nguy cấp hoặc có nguy cơ tuyệt chủng kể từ năm 1996, mặc dù số lượng của chúng hiện được cho là đang tăng lên do nỗ lực bảo tồn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm