Điểm danh những thứ cô đơn nhất hành tinh
Những màn ảo thuật 'đen đủi' và chết chóc trong lịch sử / Bất ngờ với lý do thực sự tượng cổ Ai Cập thường bị mất mũi
Thử tưởng tượng cuộc sống sẽ cô đơn như thế nào khi bạn là người duy nhất trên hành tinh nói một thứ ngôn ngữ riêng biệt mà không ai hiểu mình. Đó là câu chuyện buồn về "52 Blue" - chú cá voi xanh cô đơn nhất thế giới.
Trong khi hầu hết các chú cá voi đều giao tiếp với nhau với tần số từ 10 - 39 Hz thì tiếng kêu của "52 Blue" có tần số là 52 Hz. Điều đó tức là không con cá voi nào có thể nghe thấy nó và biết rằng nó từng tồn tại.
Lang thang khắp đại dương rộng lớn nhưng không có bất kỳ người bạn nào, chú cá voi được phát hiện vào những năm 1980 này có lẽ là một trong những sinh vật cô đơn nhất hành tinh.
Chú rùa khổng lồ Lonesome George (George "cô đơn") hay rùa đảo Pinta là chù rùa cuối cùng trên đảo Galápagos còn sót lại trên hành tinh.
Phát hiện về chú rùa George năm 1972 là một điều kỳ diệu khi loài rùa này được cho là đã tuyệt chủng. Chú rùa 60 tuổi này sau đó đã được chuyển tới một sở thú sau khi người ta tìm ra nó.
George nằm trong những loài sinh vật hiếm nhất thế giới do không sinh sản và cũng không có con nào khác trong phân loài của nó được tìm thấy. Năm 2012, chú rùa cô đơn nhất này đã qua đời và loài rùa này đã hoàn toàn tuyệt chủng.
Toughie là cá thể ếch cuối cùng của loài Rabbs - loài động vật trước đây thường sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Panama.
Toughie đã được đưa tới sống ở một nơi nuôi nhốt riêng để bảo vệ nó khỏi những kẻ săn mồi nhưng cuộc sống bị giam cầm rõ ràng không thể thoải mái bằng cuộc sống tự nhiên trong những khu rừng nhiệt đới.
Những con ếch chỉ giao phối cùng loài trong khi con ếch cái cuối cùng thuộc loài Rabbs đã chết nên chú ếch Toughie đã sống cô đơn trong suốt 7 năm.
Năm 2016, cái chết của Toughie được National Geographic coi là "một biểu tượng của cuộc khủng hoảng tuyệt chủng" khi tác động đến nhận thức của con người về sự suy giảm của các loài động vật trên Trái Đất.
Cây Ténéré ở Sahara là cái cây duy nhất trên quãng đường sa mạc dài 400 km và nó đã đứng trơ trọi ở đó trong hàng thập kỷ.
Cây Ténéré đứng giữa sa mạc như một biểu tượng của sự cô đơn nhưng cũng đồng thời tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của loài thực vật này.
Tristan da Cunha nằm ở một trong những nơi xa xôi nhất trên thế giới và là một quần đảo cô độc ngoài khơi.
Là phần lãnh thổ bên ngoài của nước Anh, Tristan da Cunha nằm ở Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Brazil và Nam Phi hàng nghìn km.
Một người đàn ông ở Brazil đã sống một mình trong rừng Amazon trong ít nhất 22 năm và người đàn ông với biệt danh "Man of the Hole" này chính là con người cô đơn nhất thế gian.
Người đàn ông này được cho là thành viên duy nhất còn sống trong bộ lạc của anh - những người từng sống vào những năm 1980 bằng cách trồng trọt và săn bắn. Tuy nhiên, sau đó, những kẻ chiếm đất đã đến vùng đất của những thổ dân này ở Rondônia và thảm sát họ.
Người đàn ông này có biệt danh "Man of the Hole" (Người đàn ông đào hố) bởi người này thường đào những hố lớn trong rừng để săn bắt động vật và trốn khỏi những người khác.
Không ai biết tên bộ lạc của người đàn ông này là gì hay anh ta nói ngôn ngữ nào nhưng Quỹ Thổ dân quốc gia của Brazil đã có các biện pháp bảo vệ vùng đất mà người này sinh sống mặc dù người đàn ông này thường bắn tên vào những nhân viên cố gắng tiếp cận anh ta./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi dài 11m từng bị sét đánh được gia chủ bán 2 căn nhà để lấy, thương gia trả hơn 870 tỷ cũng không bán
Ngôi nhà cổ đẹp nhất quận 9 bên trong toàn gỗ quý, ẩn giấu bí ẩn đến nay chưa có lời giải
Ngôi làng sở hữu 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bởi một hủ tục tâm linh
Con người bắt đầu biết nấu ăn từ khi nào?
CLIP: Cò quăm “đối đầu” kịch tính với chó hoang để bảo vệ nguồn nước, cái kết đầy bất ngờ