Điểm lại 4 vụ ám sát nổi tiếng làm thay đổi thế giới
Không chỉ cướp đi một mạng sống mà những vụ ám sát này đã gián tiếp cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người và làm thay đổi cả thế giới.
Chuyện thú vị về tuần trăng mật tại Việt Nam của "Vua hề Sác-lô" / 'Bóc mẽ' các chiêu trò lấy lòng dân của vua chúa Trung Hoa
Họ là những nhà hoạt động nhân quyền, tướng lĩnh quân đội, hoàng đế, nguyên thủ quốc gia bị ám sát bởi thù hận, ghen tức, bất đồng hay chỉ vì kẻ giết người muốn nổi tiếng.
Nhưng tầm ảnh hưởng vô cùng lớn trên chính trường là lí do khiến họ bị sát hại. Tuy nhiên, những cái chết của họ lại có ảnh hưởng to lớn đối với thế giới lúc bấy giờ và cả sau này.
1. Vụ ám sát tổng thống John F Kennedy
John Fitzgerald Kennedy là tổng thống thứ 35 của hợp chủng quốc Hoa Kì. Tuy nhiên ông chỉ giữ nhiệm kì 3 năm trước khi bị ám sát. Nhiệm kì tổng thống của JFK là nhiệm kì có nhiều sự kiện và biến cố nhất trong lịch sử nước Mỹ và cái chết của ông của là cái chết bí ẩn nhất mọi thời đại. Trong nhiệm kì của JFK, chiến tranh Việt Nam bắt đầu, bức tường Berlin được xây dựng, xảy ra khủng hoảng tên lửa ở Cuban, đấu tranh quyền dân chủ ở Mĩ và cuộc cạnh tranh lên vũ trụ đang đến hồi nóng bỏng.
Ông bị bắn chết trưa ngày 22/11/1963 ở thành phố Dallas, tiểu bang Texas
JFK đã bị bắn 3 phát súng hạng nặng khi đang đi diễu hành ở Dallas, và ông đã không quả khỏi khi đi tới bệnh viện. Cho đến nay có rất nhiều học thuyết âm mưu về cái chết của JFK, thủ phạm có thể là FBI, Cuba, Nga hay CIA. Có những người tin rằng đây là hệ quả từ âm mưu của tất cả những nhóm này. Tuy nhiên cho dù có rất nhiều tranh luận cho đến ngày nay, cái chết của vị tổng thống thứ 35 vẫn mãi là một bí ẩn.
2. Sa hoàng Nga Alexander II
Alexander II (sinh ngày 29/4/1818 – mất 13/3/1881) được mệnh danh là “Nga Hoàng giải phóng”. Ông là một trong những Sa hoàng cuối cùng của Nga với nhiều cống hiến cho sự thịnh vượng và phát triển của nước Nga.
Chèo lái đất nước sau thất bại cay đắng, ông đã tiến hành những cải cách có tính chiến lược trên quy mô lớn giúp Nga vực dậy
Ngày 13/3/1881, Sa hoàng Alexander II phê duyệt bản hiến pháp đầu tiên và thành lập hai ủy ban lập pháp. Tuy nhiên, đây cũng là ngày định mệnh khi ông bị tổ chức khủng bố cánh tả đặt bom ám sát. Vì bị thương quá nặng, vị Sa hoàng giải phóng của nước Nga không thể qua khỏi và trút hơi thở cuối cùng cùng ngày.
Nếu như không có vụ khủng bố ngày 13/3/1881, nước Nga chắc chắn sẽ có bản hiến pháp dân chủ đầu tiên và tiếp tục phát triển theo tư duy đổi mới của Sa hoàng Alexander II. Tuy nhiên, điều đó không thể xảy ra bởi người kế nhiệm vua Alexander III đã thực hiện chính sách bảo thủ, bãi bỏ nhiều cải cách của hoàng đế Alexander II cũng như hiến pháp mới, mở ra thời kỳ bảo thủ và đẫm máu ở Nga.
3. Julius Ceasar
Dù sống cách đây hơn 2000 năm, Julius Ceasar vẫn là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất từng bị ám sát một cách dã man.
Ngày Julius Ceasar bị ám sát cũng mở đầu cho Đế chế La Mã hà khắc
Julius Caesar là nhà thống chế đại tài của La Mã thế kỉ thứ nhất sau công nguyên. Caesar có tài năng thiên bẩm về cả chính trị và quân sự, tài năng đã giúp ông thực hiện cuộc chiến dân sự bình định đế quốc La Mã, thành lập cộng hòa La Mã. Tuy nhiên nhiều nghị sĩ ở Rome thời bấy giờ đố kị và mong muốn lật đổ nhà thống chế. 60 tên nghị sĩ đã lập ra một âm mưu chặn đường Caesar và đâm ông bằng 23 nhát dao.
Dù đã cố chạy thoát thân nhưng sau khi nhận quá nhiều nhát đâm, Caesar đã gục xuống và cùng với ông nước cộng hòa La Mã đã xuống mồ. Từ đó, máu và nước mắt đã đổ xuống nơi đây, đó là thời kì mở đầu của Đế chế La Mã hà khắc.
4. Indira Gandhi - Nữ thủ tướng Ấn Độ
Indira Gandhi (sinh ngày 19/11/1917, mất ngày 31/10/1984) hai lần được bầu làm thủ tướng Ấn Độ từ 19/1/1966 đến 24/3/1977 và được bầu lại từ 14/1/1980 cho đến ngày bị ám sát. Là con gái của Thủ tướng đầu tiên Jawaharlal Nehru sau ngày Ấn Độ giành độc lập, bà Gandhi quyết nối nghiệp chính trị của cha mình và được sự ủng hộ của đông đảo người dân.
Dù đã qua đời nhưng hệ tư tưởng của thủ tướng Gandhi vẫn gây ảnh hưởng đến chính trường Ấn Độ sau này
Dù là phụ nữ nhưng bà chính là người chèo lái đất nước Ấn Độ vượt qua thời kì khủng hoảng nhất. Vào thời điểm bà nắm quyền, tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan đang ở mức đỉnh điểm. Hơn nữa, Ấn Độ còn phải đương đầu với những mối đe dọa từ bên ngoài xuất phát từ Mỹ và Trung Quốc.
Thế nhưng, bà chính là người giúp Ấn Độ thay đổi rất nhiều và góp phần làm thay đổi quốc gia láng giềng Pakistan. Ngoài ra, quốc phòng Ấn Độ còn đạt được nhiều thành công trong việc nghiên cứu vũ khí hạt nhân thời kì bà chèo lái đất nước.
Những quyết định có phần nhạy cảm vào những năm tháng cuối đời của bà Gandhi là nguyên nhân khiến bà bị ám sát. Việc đưa quân đội tấn công Đền Vàng, nơi thờ cúng thiêng liêng của người Sikh để tiêu diệt một thủ lĩnh tôn giáo địa phương cực đoan khiến người Sikh cảm thấy bị xúc phạm. Vì lẽ đó, hai cận vệ người Sikh trong lực lượng vệ sĩ của bà Gandhi đã nổ súng hạ sát bà ngay tại tư dinh thủ tướng ở thủ đô New Dehli ngày 31/10/1984. Việc bà bị ám sát đã thổi bùng lên những cuộc bạo động chống người Sikh ở khắp nơi, làm hàng ngàn người thiệt mạng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bức ảnh dòng họ 'khủng khiếp' nhất Việt Nam gây sốt MXH, nhìn kĩ mới thấy 1 điểm bất thường
Bí ẩn về ‘xác ướp người ngoài hành tinh’ của Peru ngày càng rõ ràng, phân tích DNA không phải con người
Bí mật bên trong ngôi làng sống trường thọ nhất thế giới, người dân uống 1 thứ này để trường sinh
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Khi Gia Cát Lượng qua đời, cả Thục Hán đau buồn để tang, duy chỉ duy nhất 1 kẻ ăn mừng, thân thế mới gây bất ngờ
Cột tin quảng cáo