Khám phá

Điệp viên mang trên mình 3 án chung thân

Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô đã tạo điều kiện cho chuyên gia phân tích người Mỹ của NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ) Ronald Pelton kiếm bộn tiền, nhưng để có được điều này, ông ta buộc phải trở thành một kẻ phản bội.

Amy Elizabeth Thorpe – Điệp viên mỹ nhân kế / Điệp viên huyền thoại và cuộc giải cứu Krakow

Lý do phản bội

Ronald Pelton sinh vào tháng 11 năm 1941, sau đó phục vụ trong Không quân Mỹ, học tiếng Nga và ra sức vị thế cho bản thân. Từ đó, Pelton đã được chuyển đến Peshawar, nơi đặt trụ sở Trung tâm Tình báo Mỹ. Tại đây, ông làm công việc giải mã những dữ liệu bị chặn.

Năm 1965, Pelton nhận việc với vị trí chuyên viên phân tích. Song công việc không mang lại cho ông khoản thu nhập mong muốn. Ông ta trượt dốc về tài chính và không thể chấp nhận tình trạng này. Tuy nhiên, nhà phân tích của NSA vẫn chưa tìm được cách thay đổi được tình hình. Giữa lúc khó khăn về tài chính thì những xung đột trong gia đình ngày càng xảy ra thường xuyên. Pelton từng mơ ước xây một ngôi nhà lớn nhưng đã không thể.

Ronald Pelton bị đặc vụ FBI áp giải.

Vào cuối những năm 1970, Pelton ly hôn và bắt đầu mối tình với một cô gái trẻ. Nung nấu mong muốn kiếm được nhiều tiền nhưng tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. Pelton đã cố gắng thoát khỏi chứng trầm cảm và sự bất mãn để rồi sa đà vào rượu, sau đó là ma túy. Thay vì cố gắng giúp đỡ, ngược lại, cô gái trẻ đã chủ động đẩy ông ta đến bờ vực thẳm.

Vào năm 1979, nhà phân tích đã suy sụp. Ông ta tự cho mình là kẻ thất bại và rời khỏi NSA. Chính vào thời điểm đó ông ta đã lên kế hoạch khắc phục càng nhanh càng tốt và có hiệu quả tình trạng tài chính của mình. Pelton nhất quyết cho rằng khi đã không được chính phủ Mỹ đánh giá cao thì cần phải cung cấp dịch vụ của mình cho chính phủ nào hào phóng về trả tiền thù lao. Lẽ tất nhiên, sự lựa chọn của ông ta nhắm vào Liên Xô.

Bắt đầu hoạt động

Điều đáng nói là Pelton đã không còn là nhân viên của NSA nên sẽ không thể cung cấp cho Moscow bất cứ tài liệu bí mật nào. Hơn nữa, bởi nhà cựu phân tích này không sớm nghĩ đến việc phản bội nên đã không có phương án chuẩn bị cụ thể nào. Nhưng dù sao Pelton vẫn có một con át chủ bài mà ông ta quyết định sử dụng. Pelton có một trí nhớ tuyệt vời, vì vậy ông ta có thể nói chính xác về một số hoạt động của các cơ quan đặc biệt Mỹ, trong đó có chiến dịch "Ivy Bell".

Chiến dịch này được bắt đầu vào đầu những năm 1970, khi người Mỹ nhận thấy có một đường dây cáp liên lạc dưới nước đã được lắp đặt dưới đáy biển Okshotsk, nối liền trụ sở Hạm đội Thái Bình Dương ở Vladivostok với căn cứ Petropavlovsk.

Đương nhiên, đối với người Mỹ, đó là mối quan tâm chiến lược lớn, nhưng để tiếp cận được dường dây truyền thông tin này là điều vô cùng khó khăn. Thực tế là biển Okshotsk hoàn toàn thuộc về Liên Xô và Điện Kremlin cấm tất cả các tàu nước ngoài xâm nhập vào đó.

Khi Chiến tranh Lạnh đang diễn ra rộng khắp, Liên Xô đã dìm trong nước những bộ cảm biến âm thanh.

Ngoài ra, các con tàu liên tục tuần tra trên biển. Song bất chấp tất cả những điều này, người Mỹ vẫn tới được đường dây cáp mà không bị phát hiện. Các thợ lặn đã cài đặt lên đó một thiết bị đặc biệt để thu thập thông tin. Sau đó, người Mỹ còn tìm đến được cả những mảnh vỡ của tên lửa chống hạm siêu thanh P-500 “Basalt” của Liên Xô và tìm cách nâng nó từ đáy biển lên.

Mỗi tháng một lần, các thợ lặn Mỹ bí mật tìm đường đến thiết bị của mình và thay các băng ghi âm. Vì phía Liên Xô tự tin vào sự bảo vệ đáng tin cậy của đường dây liên lạc nên một số dữ liệu thậm chí đã không được bảo mật. Vì thế người Mỹ đã tiếp cận được với thông tin quan trọng và biết tất cả mọi thứ diễn ra ở biển Okshosk.

Năm 1980, Ronald Pelton đã liên lạc với Đại sứ quán Liên Xô và đề nghị được hợp tác hoạt động. Các nhân viên FBI đã chặn cuộc gọi này nhưng không kịp tìm ra người vừa trở thành kẻ phản bội. Pelton đã kể với phía Liên Xô về chiến dịch “Ivy Bell” để chứng minh giá trị của mình. Và chẳng mấy chốc thiết bị của Mỹ đã được phát hiện và bị tháo dỡ.

Đã hai lần, vào các năm 1980 và 1983, Pelton đã vượt đại dương và ở lại Vienn, tại đó ông ta gặp gỡ với các điệp viên của KGB. Vì không thể đưa ra những điều bí mật mới nên ông ta đã tham gia vào một công việc khác bằng cách giúp các điệp viên Liên Xô giải mã thông tin đã bị chặn.

Bại lộ

Trong vài năm, Pelton đã không để gây ra sự nghi ngờ nào từ phía Mỹ, nhưng rồi cuối cùng ông ta vẫn bị phát giác. Đúng ra, điều này đã xảy ra bởi một kẻ phản bội khác từ phía Liên Xô là Vitaly Yurchenco. Đó là người đứng đầu phòng 5 của Cục “K”, từng tham gia Ban tình báo đối ngoại. Yurchenco đã báo cáo cho Mỹ về một người đàn ông tóc đỏ nào đó trước đây từng làm việc ở NSA. Nhân viên FBI đã rà soát dữ liệu cá nhân của các cựu nhân viên Cơ quan này và dừng lại ở Ronald Pelton. Song họ không thể tìm thấy bằng chứng về sự phản bội ngoài việc ông ta đã đến Đại sứ quán Liên Xô. Các đại diện của FBI đã tìm gặp Pelton, đưa ra những bản ghi âm đồng thời cho biết là họ muốn thuê ông ta làm điệp viên hai mang và đã nhận được sự đồng ý. Và ngay khi Pelton thú nhận việc hợp tác với KGB, ông ta liền bị bắt.

Pelton đã bị kết án ba bản án chung thân. Cùng với ông ta, vào năm 1985, một số “nốt ruồi” khác làm việc cho Liên Xô cũng bị kết án. Người quan trọng nhất trong số đó là John Walker-một sĩ quan hải quân. Thật thú vị là khi mọi sự vụ xảy ra vào năm 1985 thì phía Liên Xô đã có một chiến thắng mới trước FBI là chiêu mộ được Aldrich Ames. Thế là cuộc đối đầu về tình báo vẫn tiếp tục.

Về phía Ronald Pelton đã được trả tự do. Pelton được thả vào năm 2015 ở tuổi 74 sau khi đã ngồi tù được 30 năm và được nhận quyền tạm tha dưới sự quản thúc tại gia trong 5 năm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm