Điều Gia Cát Lượng thua kém Tư Mã Ý, khiến con cháu phải chết thảm?
Gia Cát Lượng tự giác kê khai tài sản như thế nào? / Lý do Gia Cát Lượng không sợ bỏ mạng khi dùng kế 'thuyền cỏ mượn tên' trước quân Tào Tháo?
Tư Mã Ý vượt trội hơn Gia Cát Lượng về khoản dạy con.
Trong thời kỳ Tam quốc, Khổng Minh Gia Cát Lượng của Thục Hán và Tư Mã Ý của Tào Ngụy thường được nhắc đến là một cặp đối thủ ngang tài ngang sức, không ai kém ai.
Gia Cát Lượng nổi bật và khả năng cầm quân, đoán biết trước được nước đi của đối phương. Trong khi đó, Tư Mã Ý lại nổidanh bởi sự kiên nhẫn đến tột độ, không hề lung lay ý chí.
Xét trên phương diện cầm quân, hai nhân vật này được người đời sau đánh giá là khá ngang bằng. Nhưng trong bối cảnh cục diện Tam quốc dần trôi vào giai đoạn cuối, hậu duệ của Tư Mã Ý ngày càng lấn lướt, lật đổ cả hoàng đế Tào Ngụy, còn hậu duệ của Gia Cát Lượng chỉ là tướng lĩnh dưới quyền hậu chủ Lưu Thiện – con trai Lưu Bị.
Sự khác biệt trong cách dạy con
Theo Qulishi, xét trên khía cạnh này, Khổng Minh Gia Cát Lượng lép vế hơn hẳn vì sớm gặp bạo bệnh mà qua đời, khi chiến dịch Bắc phạt vẫn còn dang dở. Ngược lại, Tư Mã Ý lại là một trong những người sống thọ bậc nhất thời Tam quốc, thọ 73 tuổi.
Mặc dù nhiều người cho rằng luận bàn về năng lực, Tư Mã Ý với Gia Cát Lượng vốn là hai nhân tài bất phân cao thấp. Nhưng trên thực tế, Khổng Minh lúc sinh thời có 2 phương diện không thể bì kịp đối thủ họ Tư Mã của mình.
Gia Cát Chiêm - con trai Gia Cát Lượng chỉ là tướng nhà Thục Hán.
Việc thứ nhất chính là vấn đề tuổi tác. Bởi sự thực là Gia Cát Lượng qua đời trước Tư Mã Ý. Con trai Gia Cát Lượng là Gia Cát Chiêm sau này chỉ là tướng nhà Thục Hán, không có đóng góp gì đáng kể.
Sau này, Gia Cát Chiêm thống lĩnh quân Thục chặn đánh quân Tào Ngụy do Chung Hội và Đặng Ngải chỉ huy nhưng thất bại. Gia Cát Chiêm tử trận, cơ đồ nhà Thục Hán từ đây cũng chấm dứt.
Trong khi đó, hai con trai của Tư Mã Ý là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu đều là người được rèn luyện từ bé, sau là một người là đại tướng nhà Ngụy, người kia ép hoàng đế nhà Ngụy phong mình làm Tấn vương, nắm giữ quyền lực suốt một thời gian dài.
Theo trang mạng Trung Quốc Qulishi, vấn đề thứ hai nằm ở cách giáo dục con cái.Gia Cát Lượng vốn nổi danh là một bậc trung thần. Vậy nên, cách giáo dục con cái phần nào cũng bị ảnh hưởng bởi đạo quân thần. Nhà Thục khi đó lãnh đạo bởi hậu chủ Lưu Thiện vốn không có tài cán gì, lại suốt một giai đoạn dài được Gia Cát Lượng thay mặt chấp chính.
Đến khi Gia Cát Lượng qua đời, Gia Cát Chiêm không hề có ý định vươn lên nắm lấy quyền lực bỏ trống mà có phần an phận, cho rằng đó là lẽ thường.
Ngược lại với cách dạy con của Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý năm xưa từng nhiều lần đưa các con tham gia chiến trận cùng mình. Khi các con nóng vội mà hấp tấp, Tư Mã Ý lại là người biết kìm lại, hướng các con vươn tầm nhìn đến đại cục.
Hậu duệ Tư Mã Ý khuynh đảo thiên hạ
Có cha và anh là đại thần trong triều, Tư Mã Chiêu nhanh chóng thăng tiến trên quan trường. Ông từng đảm nhận nhiều chức vụ, trấn thủ thành Lạc Dương và trở thành Tân Thành Hương hầu.
Tư Mã Ý và hai con trai trong phim truyền hình Trung Quốc.
Trong suốt một giai đoạn binh biến, Tư Mã Chiêu cùng anh là Tư Mã Sư khuynh đảo triều chính, lật đổ vua Ngụy Tào Phương và dựng nên vị vua bù nhìn Tào Mao.
Dẹp xong phản loạn khi anh trai qua đời, Tư Mã Chiêu đưa Tào Mao trở lại Lạc Dương. Ông ép Tào Mao phong mình làm Tấn công, lấy 6 quận thuộc Tinh châu và 2 quận thuộc Tư châu lập nên nhà Tấn ngay trong nhà Ngụy, giống như cách mà Ngụy vương Tào Tháo đã làm khi lật đổ nhà Hán.
Trước sự chèn ép của Tư Mã Chiêu, Tào Mao không chịu, bèn tập hợp binh sĩ đánh vào phủ Tư Mã Chiêu. Kế hoạch bại lộ khiến Tào Mao bị giết chết. Tư Mã Chiêu lập con Yên vương Tào Vũ là Tào Hoán lên ngôi, gọi là Ngụy Nguyên Đế.
Năm 263, Tư Mã Chiêu không đích thân dẫn quân, chỉ sai hai tướng Đặng Ngải và Chung Hội cũng lấy được đất Thục “dễ như trở bàn tay”, khiến con trai cả Gia Cát Lượng là Gia Cát Chiêm và cháu trai là Gia Cát Thượng tử trận.Điều này đã thể hiện sự vượt trội của hậu duệ Tư Mã Ý so với hậu duệ Gia Cát Lượng.
Năm 264, sau khi diệt xong nhà Thục, cảm thấy thế lực của mình trong triều đủ lớn mạnh, Tư Mã Chiêu ép Tào Hoán phong mình làm Tấn vương, mở rộng lãnh thổ nhà Tấn, truy tôn cha Tư Mã Ý làm Tuyên vương, anh Tư Mã Sư làm Cảnh vương, chọn Tư Mã Viêm làm Vương Thế tử.
Năm 265, Tư Mã Chiêu qua đời. Tấn vương Tư Mã Viêm phế truất Tào Hoán để chính thức lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Tấn, gọi Tấn Vũ Đế, truy tôn ông nội Tư Mã Ý là Tấn Cao Tổ, tức là hoàng đế khai quốc nhà Tấn, truy tôn cha Tư Mã Chiêu là Tấn Văn Đế, với miếu hiệu là Thái Tổ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà