Đoạn Trường Thành nguy hiểm nhất Trung Quốc: Hai bên vực thẳm sâu hút, không có tường ngăn, được ví là rồng nằm cheo leo trên vách đá
Công trình 2.000 tuổi sánh ngang Vạn Lý Trường Thành nhưng người Trung Quốc cũng ít biết tên, đó là gì? / Tần Thủy Hoàng và lời tiên tri trong ‘sách tiên’ hé lộ mục đích xây dựng Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thành là một trong những kỳ quan của thế giới. Trải qua hơn 2.000 năm lịch sử, kéo dài hơn 10.000 km, từ đó có cái tên Vạn Lý Trường Thành.
Hiện nay, có thể nói rằng đoạn Trường Thành được bảo vệ tốt nhất là ở khu vực Bát Đạt Lĩnh nằm cách trung tâm đô thị của Bắc Kinh 50 dặm về phía Tây Bắc. Khách du lịch có thể leo lên từng bậc thang để tham quan mà không sợ nguy hiểm.
Thế nhưng Vạn Lý Trường Thành có một đoạn được cho rằng nguy hiểm nhất, đó chính là Tư Mã Đàihội tụ 3 tính chất: Kỳ, đặc, hiểm.
Trường Thành Tư Mã Đài nằm ở phía Bắc của thôn Tư Mã Đài thuộc trấn Cổ Bắc Khẩu, quận Mật Vân (Bắc Kinh), được xây dựng vào những năm đầu Hồng Vũ thời nhà Minh và có tổng chiều dài là 5,4 km.
Tư Mã Đài là đoạn Trường Thành cổ duy nhất còn giữ được dáng vẻ nguyên bản của Vạn Lý Trường Thành thời nhà Minh. Giáo sư La Triết Văn, một chuyên gia nổi tiếng về Vạn Lý Trường Thành cho biết, Tư Mã Đài là đoạn Trường Thành dài nhất Trung Quốc.
Được biết, Trường Thành Tư Mã Đài được trùng tu vào năm 1987 và chính thức mở cửa đón khách du lịch vào năm 1990. Tuy đã được sửa chữa lại nhưng ở một số khu vực vẫn giữ nguyên trạng, vì những nơi này nằm trên đoạn núi quá dốc, đường xá đi lại khó khăn, du khách ít đến.
Từ độ cao thấp nhất 295 mét so với mực nước biển cho đến cao nhất 986 mét, Trường Thành Tư Mã Đài giống như một con rồng khổng lồ đang nằm cheo leo trên vách đá.
Tư Mã Đài được mệnh danh đoạn Trường thành nguy hiểm nhất, vì hai bên là núi đá dựng đứng. Bậc thang giữa nhấp nhô gần như thẳng đứng, chiều rộng chỉ dành cho 1 người. Hai bên là vực thẳm 900 mét, vô cùng đáng sợ và nếu không can đảm thì khó mà chinh phục được. Hơn nữa, nơi đây chỉ có bậc thang, hầu như không có vách thành hai bên. Những ai không chịu được độ cao và nguy hiểm thì sẽ không thể leo lên Tư Mã Đài.
Phần cao nhất của Trường Thành Tư Mã Đài là lầu Tiên Nữ. Muốn lên lầu Tiên Nữ, bạn cần phải leo bậc thang với độ dốc khoảng 85 độ. Đây có thể nói là trò chơi của những dũng sĩ ưa mạo hiểm.
Đứng trên lầu Tiên Nữ, bạn có thể ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Dãy núi Yên Sơn nối tiếp nhau trùng trùng điệp điệp. Đồng bằng Hoa Bắc rộng lớn mênh mông. Tất cả tạo nên cảnh núi non bạt ngàn tráng lệ, mây mờ vần vũ ngoạn mục.
Trải qua hơn 400 năm mưa bão, Trường Thành Tư Mã Đài ghi lại phần công lao và cả xương máu của người dân Trung Quốc xưa. So với Bát Đạt Lĩnh, Tư Mã Đài quả thực tiếp đón rất ít khách du lịch. Vì nơi đây khá xa Bắc Kinh nên hầu hết khách du lịch chọn Bát Đạt Lĩnh làm nơi thăm thú.
Trường Thành Tư Mã Đài tiếp giáp với trấn Cổ Bắc Thủy. Khách du lịch đến cổ trấn vui chơi, nhân tiện thử thách bản thân leo lên lầu Tiên Nữ. Nhưng hầu như nhiều người đều bỏ cuộc giữa chừng vì Trường Thành Tư Mã Đài quá nguy hiểm, chỉ cần sơ sẩy thì sẽ ngã xuống vực sâu bỏ mạng.
Song, không leo được Tư Mã Đài, du khách có thể chiêm ngưỡng đoạn Trường Thành nguy hiểm này trong dáng vẻ xinh đẹp về đêm. Đứng ở bất kỳ nơi đâu trong trấn Cổ Bắc Thủy, du khách đều thấy Tư Mã Đài hiện lên với đoạn đèn màu sáng rực trên núi cao. Tư Mã Đài lên đèn như dải ánh sáng nổi bật trong đêm tối giữa không trung, lung linh và đầy bí ẩn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ