Ngôi làng bí ẩn dưới chân Vạn Lý Trường Thành: Cặp vợ chồng chi gần 15 triệu USD để cải tạo, thu hút nhiều cư dân có thân thế “không phải dạng vừa” tới để hưởng thụ cuộc sống bình yên hiếm có
Bí ẩn về hành tinh ‘sinh đôi’ với Trái Đất, nằm ngay trong Hệ Mặt Trời nhưng không phải sao Hỏa / Phát hiện kho báu tuyệt vời ngay ở Đông Nam Á: Vén màn bí ẩn Đảo Vàng vĩ đại trong truyền thuyết
Cặp đôi đã chi số tiền dành dụm trong nửa đầu cuộc đời để mở đường, làm nhà, mở quán ăn trong làng, giúp 200 người bản địa tìm được việc làm mới. Trong quá trình xây dựng ngôi làng này, rất nhiều người có gia thế "không vừa" cũng tìm đên để sinh sống. Hiện nay, ngôi làng nhỏ là nơi sinh sống của 30 gia đình giàu có từ khắp nơi trên chuyển tới. Họ đã gắn bó với nơi đây 6, 7 năm và không có ý định chuyển đi.
Ngôi làng đặc biệt dưới chân Vạn Lý Trường Thành.
Làng Beigou thuộc thị trấn Bột Hải, Bắc Kinh, Trung Quốc là một ngôi làng nhỏ dưới chân Vạn Lý Trường Thành. Nơi đây có hơn 130 hộ dân sinh sống thường xuyên. Từ mỗi ngôi nhà, bạn đều có thể nhìn lên Vạn Lý Trường Thành hùng vĩ.
>> Xem thêm: Phát hiện kho báu tuyệt vời ngay ở Đông Nam Á: Vén màn bí ẩn Đảo Vàng vĩ đại trong truyền thuyết
10 năm trước, Kan Dong cùng chồng tới làng Beigou. Họ ngạc nhiên khi thấy ngôi làng đổ nát, toàn bộ người dân dựa vào việc trồng hạt dẻ để kiếm sống, hàng ngày đi lại bằng lừa và những mái nhà ngói cũ nát. Nhưng từ ngôi làng nghèo này, họ có thể nhìn lên Vạn Lý Trường Thành hùng vĩ. Bị mê hoặc bởi khung cảnh thiên nhiên độc đáo, cặp đôi đã quyết định xây dựng tổ ấm của riêng mình tại đây và giúp người dân cải thiện cuộc sống.
Hàng năm, cặp đôi dành các cuối tuần, dịp nghỉ lễ để cùng các con tới đây để đoàn tụ, hưởng cuộc sống bình yên.
Quyết tâm cải tạo làng quê nghèo thành nơi đáng sống.
Trong thâm tâm họ cũng dần hình thành ý tưởng: dành 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 15 triệu USD) tiền tiết kiệm của gia đình để cải tạo ngôi làng Beigou, khiến nó trở thành một nơi sạch đẹp, đáng sống.
Hầu hết mọi người đến đây vì Vạn Lý Trường Thành. Từ homestay, du khách có thể ngắm Vạn Lý Trường Thành từ nhiều góc độ, cảm nhận trọn vẹn khung cảnh thiên nhiên.
Sau khi hoàn thành, homestay này được đặt tên là "Three Thirty" và giành được 5 giải thưởng trong ngành xây dựng, kiến trúc. Cái tên này thể hiện quyết tâm của Kan Dong và chồng: 33% thu nhập được trao cho người dân địa phương, 33% cho doanh nghiệp và người lao động, và 33% cho xã hội.
Trước đây, làng Beigou chủ yếu chỉ có người già và trẻ em, bởi thanh niên đều đã đi làm ở thành phố. Giờ đây, sự thay đổi đã khiến 200 người dân bản địa lần lượt quay về làng, tìm được công việc ổn định tại quê hương từ xây dựng, dịch vụ nhà hàng, khách sạn… Thu nhập tăng lên, cuộc sống của họ cũng được cải thiện đáng kể.
Những cư dân có thân thế "không phải dạng vừa"
Để xây dựng homestay, họ mời nhóm 3 kiến trúc sư đến từ Bồ Đào Nha, Canada và Nhật Bản đến, cùng nhau tìm hiểu cuộc sống bản địa và thiết kế. Homestay được hoàn thành sau 5 năm, từng viên gạch đều là gạch sản xuất từ địa phương, do người dân trong làng xây dựng bởi vậy nó vừa giữa được sự thô sơ ban đầu, vừa có chút thơ mộng, bình yên, khiến người khác cảm thấy rất thân thiện.
Nhiều người phương Tây đã tìm thấy cảm giác thân thuộc ở các vùng nông thôn phía bắc Trung Quốc. Họ sẽ sống ở đây cho phần còn lại của cuộc đời, đây là điều mà gia đình Kan Dong chưa từng nghĩ tới trước đây.
Trong đó, 3 người giàu hàng đầu Canada, con cháu của các công ty đầu khí, người sáng lập ngành y tế… Vì thế, làng Beigou còn được gọi là "Ngọn đồi Beverly của Trung Quốc". Tuy nhiên, sống tại đây, họ cũng nói tiếng Trung như người bản địa, đi mua rau họ cùng dùng tiếng Trung để mặc cả, thân thiện với mọi người…
Doanh nhân Do Thái Li Bijing đã sống tại đây được 7 năm từng làm việc trong ngành y. Kể từ khi ở đây, cô cảm thấy rất vui vì được gần gũi với thiên nhiên, dắt chó đi dạo hàng ngày. Thiên nhiên tươi đẹp ở khắp nơi, dân làng thân htienej và bình dị, điều này khiến cô cảm thấy cuộc sống đặc biệt dễ chịu.
Hàng năm, Li Bijing tổ chức cho cộng đồng người Do Thái tới đây đến tham gia các hoạt động, trải nghiệm cuộc sống yên bình, khám phá về làng Beigou.
Không chỉ người nước ngoài, nhiều người Trung Quốc cũng chuyển từ trung tâm Bắc Kinh tới nơi đây. Vì dụ như bạn tốt của Kan Dong, giáo sự đại học và nghệ sĩ Zheng Xiaohong. Cô Zheng đã quen với cuộc sống xa hoa từ nhỏ. Nhưng không ngờ, sau 1 lần đến nhà Kan Dong chơi, cô đã bị thu hút và quyết định tới đây sinh sống.
Vào Giáng sinh năm 2020, Zheng cùng các học trò tổ chức lễ hội nghệ thuật tại làng Beigou. Những tác phẩm sắp đặt được chế tác từ vật liệu phế thải đã gây ấn tượng với rất nhiều người.
Thi thoảng, Kan Dong hỏi chồng rằng: Tại sao lại tốn nhiều tiền bạc và sức lựa như vậy tại ngôi làng này?
Qin Jianfeng luôn nói: Khi đến tuổi trung niên, hãy dành thời gian để làm những gì mình muốn, sống ở nơi mình thích. Điều này đã là hạnh phúc lắm rồi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán