Độc chiêu tự vệ bằng cách 'phun máu mắt' khiến đối thủ hoảng sợ
Bí ẩn 'hòn đá' bên bờ biển 'chảy máu' khi bị cắt / Kỳ lạ tình trạng không có vân tay của 4 thế hệ trong cùng một gia đình
Thằn lằn sừng (thằn lằn có sừng phrynosoma) có tên khoa học là Phrynosoma platyrhinos, sinh sống chủ yếu tại các hoang mạc, sa mạc khô cằn và nắng nóng thuộc châu Mỹ như Canada, Guatemala, Mexico,...
Thằn lằn có sừng phrynosoma là kẻ săn mồi đáng sợ của các sinh vật nhỏ bé khác như bọ cánh cứng, kiến, nhện,...

Đối diện với kẻ thù, khi đã ở vào thế tuyệt vọng, loài thằn lằn có sừng phrynosoma sẽ tự làm tăng áp suất máu lên đầu. Áp suất tăng nhanh khiến các mạch máu nhỏ xíu tại vùng giác mạc bị đứt: Dòng máu phụt theo các ống dẫn nước mắt, phun thẳng vào mặt kẻ thù.
Khi bị đe dọa, cách phòng thủ mà chúng ưa thích nhất là đổi màu da để ẩn vào môi trường xung quanh. Không những thế, chúng còn cố gắng hết sức nằm dán xuống mặt đất, để giảm tối đa nguy cơ bị kẻ thù phát hiện. Tuy nhiên, khi ngụy trang không còn hiệu quả đối với những kẻ săn mồi láu cá và lỳ lợm, thằn lằn sẽ chuyển sang phương án tiếp theo là phát ra những tiếng xì xì đầy đe dọa, đồng thời cố hết sức gồng cơ thể lên, giương những chiếc gai nhọn về phía kẻ thù.
Trong tình thế nguy hiểm đến tính mạng, loài thằn lằn này sẽ tự làm tăng áp suất lên các mạch máu trong mắt để phun ra một dóng máu tươi có thể cao đến 1,5m. Mặc dù máu của thằn lằn không có chất độc gây nguy hiểm cho kẻ thù của chúng nhưng cũng đủ khiến cho kẻ thù bị bất ngờ, hoảng sợ và bỏ chạy. Chớp lấy cơ hội đó, thằn lằn nhanh chóng tẩu thoát.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Bất ngờ với lý do Tư Mã Ý qua đời, Gia Cát Lượng dự tính được?
Không phải Tư Mã Ý, đây mới là người Gia Cát Lượng nể sợ nhất trong Tam Quốc diễn nghĩa
Nghề vớt xác trên sông kỳ bí bậc nhất Trung Quốc: Những điều cấm kỵ và công việc "chạy giữa 2 bờ sinh - tử" mà không phải ai cũng thấu hiểu
Mưu kế cuối cùng của Gia Cát Lượng khiến 4 người mất mạng, gần 2000 năm sau vẫn thách thức hậu thế
Thay vì tiến hành Bắc phạt, nếu Gia Cát Lượng nghỉ ngơi để khôi phục nội lực, liệu nước Thục có lật ngược được tình thế thê thảm?

Biết rõ Võ Tắc Thiên có dã tâm, Lý Thế Dân vẫn không ra tay trừ khử hậu họa: Là vô tình hay do cố ý?