Độc đáo những lễ hội truyền thống ở miền Tây Nam Bộ
Bí ẩn về vật liệu “tự chữa lành” không phải ai cũng rõ / 5 vũ khí uy lực nhất thế giới cổ đại nhưng lại biến mất khó hiểu về sau
Lễ Sene Dolta, còn được gọi là lễ ''Xá tội vong nhân'' là ngày lễ của người Khmer tổ chức để cúng ông bà tổ tiên, diễn ra trong ba ngày từ 29/8 đến 1/9 âm lịch hằng năm. Trong ảnh: Nghi lễ cầu an tại chùa Khmer Pitu Khôsa Răngsây (phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ). (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Lễ cầu siêu diễn ra tại chùa Khmer Pitu Khôsa Răngsây (phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ). (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer Sóc Trăng. (Ảnh: Chanh Đa/TTXVN)
Lễ hội cúng trăng Ok Om Bok là lễ hội của người Khmer, được tổ chức hằng năm vào rằm tháng 10 Âm lịch (15/10). Thông qua lễ hội này, người Khmer bày tỏ lòng biết ơn đến thần Mặt Trăng là vị thần bảo hộ mùa màng mang đến cho người dân Khmer một vụ mùa tốt tươi. Lễ hội này diễn ra ở khắp các tỉnh miền Tây nhưng quy mô lớn nhất là ở Trà Vinh và Sóc Trăng. Trong ảnh: Giải đua ghe Ngo tỉnh Trà Vinh mừng lễ hội Ok Om Bok năm 2019. (Ảnh: Huỳnh Phúc Sơn/TTXVN)
Đèn nước được thả trên sông Maspéro trong lễ hội cúng trăng Ok Om Bok. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Nghi lễ cúng Trăng được thực hiện trong dịp Festival Đua ghe Ngo đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long 2013 tại thành phố Sóc Trăng. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)
Sàng sảy cốm để chuẩn bị cốm dẹp cho mùa Lễ hội Ok Om Bok. (Ảnh: Chanh Đa/TTXVN)
Giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng mừng lễ hội Ok Om Bok. (Ảnh: TTXVN)
Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội có truyền thống đâu đời của ngư dân miền duyên hải và của những người đi biển. Đây là một lễ hội tưởng nhớ công ơn của loài cá voi - vị thần Đại tướng quân Nam Hải đã nhiều lần cứu giúp người dân vượt qua sóng to gió lớn ở ngoài biển khơi. Hằng năm, lễ hội được tổ chức trong vòng ba ngày. Trong ảnh: Lễ hội Nghinh Ông tại vùng biển Lăng Ông Duyên Hải, thuộc xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Như Bình/TTXVN)
Nghi lễ cung thỉnh các vị thần, cầu an, cầu siêu, lễ chánh tế Nam Hải Đại Tướng Quân tại Lễ hội Nghinh Ông ở Kiên Giang. (Ảnh: Lê Sen/TTXVN)
Lễ hội Nghinh Ông tại vùng biển Lăng Ông Duyên Hải, thuộc xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Như Bình/TTXVN)
Lễ hội Kỳ Yên, còn được gọi là cúng đình, mặc dù các lễ hội không thống nhất với nhau về giờ giấc, ngày tháng, thứ tự và chi tiết nhưng thường được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng đến rằm tháng Ba âm lịch và diễn ra xuyên suốt 3 ngày 2 đêm ở các đình làng của mỗi địa phương. (Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN)
Lễ hội Kathina hay còn gọi là lễ dâng bông, dâng y cà sa của người dân Khmer tỉnh Sóc Trăng được tổ chức sau ba tháng an cư kiết hạ và theo quy định của Phật giáo Nam tông Khmer. Vào những ngày này người dân nơi đây nô nức tổ chức lễ hội với mong muốn phum, sóc nơi này được bình yên, gia đình hạnh phúc, mùa màng bội thu. Trong ảnh: Đồng bào Khmer Sóc Trăng thành kính dâng những áo cà sa, các vật dụng dành cho chư tăng. (Ảnh: Chanh Đa/TTXVN)
Lễ thọ Y Kathina tại buổi lễ. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Lễ hội Kathina hay còn gọi là lễ dâng bông, dâng y cà sa của người dân Khmer tỉnh Sóc Trăng được tổ chức sau ba tháng an cư kiết hạ và theo quy định của Phật giáo Nam tông Khmer. Vào những ngày này người dân nơi đây nô nức tổ chức lễ hội với mong muốn phum, sóc nơi này được bình yên, gia đình hạnh phúc, mùa màng bội thu. (Ảnh: Chanh Đa/TTXVN)
Lễ Chol Chnam Thmay là lễ tết lớn nhất của người Khmer, diễn ra ba ngày liên tiếp tính theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer tức là vào đầu tháng Chét của người Khmer. Cũng khá giống với Phong tục ngày tết nguyên đán của người Kinh ở vùng miền Tây Nam Bộ là dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, mọi người đều may cho mình bộ quần áo mới và gói bánh tét, chuẩn bị hoa quả, hương đèn để lễ Phật. Trong ảnh: Các chư tăng làm lễ tắm cho Sư cả Danh Lung (chủ trì chùa Chantarangsay). (Ảnh: Thế Anh/TTXVN)
Đồng bào Khmer xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng gói bánh Tét. (Ảnh: Chanh Đa/TTXVN)
Nghi thức Tắm Phật tại chùa Chantarangsay. (Ảnh: Thế Anh/TTXVN)
Lễ hội Bà Chúa Xứ còn gọi là Vía Bà được diễn ra ở miếu Bà, tọa lạc tại chân Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Hằng năm, lễ được tổ chức vào ngày 23-4 đến 27-4 âm lịch nhưng ngày Vía Bà chính là ngày 25-4. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của đồng bào dân tộc người Khmer mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian và là một môn thể thao độc đáo ở vùng Bảy Núi, được tổ chức vào dịp lễ Sene Dolta của người Khmer vào ngày 30-8 âm lịch hằng năm ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
End of content
Không có tin nào tiếp theo