Đội khảo cổ khảo sát 2 lần không tìm ra lối vào mộ cổ, ông lão trong làng thản nhiên nói một câu khiến chuyên gia vỡ òa!
Khai quật ngôi mộ của hoàng tử được 3 đời vua Thanh yêu quý, chuyên gia lắc đầu: Không ổn rồi, phong tỏa lăng mộ! / Bí ẩn 2 di thể nữ trong lăng mộ Tào Tháo: Có phải Điêu Thuyền hay Tiểu Kiều?
Cuối năm 1984, một di tích khảo cổ khoảng 2000 năm tuổi được phát hiện ở Từ Châu, Giang Tô, Trung Quốc các nhà khảo cổ đã tức tốc đến khu di tích ngay sau khi nhận được tin báo và tiến hành công tác khai quật khu di tích này.
Sau khi thăm dò, các chuyên gia phát hiện trong lăng mộ có rất nhiều tượng binh mã nhỏ được chôn cất, vì vậy, phán đoán ban đầu được đưa ra: Ngôi mộ này được xây dựng từ thời nhà Hán (206 TCN – 220), hơn nữa, chủ nhân ngôi mộ là một người có địa vị trong xã hội xưa.
Nhiều tượng binh mã được tìm thấy tại khu vực phát hiện di tích (Ảnh: Sohu)
Dựa trên kết quả khảo sát địa hình thực tế, các chuyên gia xác định rằng lối vào ngôi mộ cổ ắt hẳn nằm trên sườn ngọn núi Sư Tử tại địa phương. Tuy nhiên, trải qua bao thăng trầm lịch sử, giờ đây ngọn núi này đã trở thành nơi sinh sống của nhiều hộ dân, vì vậy nếu sử dụng các thiết bị máy móc thông thường để tiến hành khai quật, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của những cư dân trên núi.
Trong trường hợp này, đoàn khảo cổ chỉ có thể sử dụng khoa học công nghệ mới để cố gắng tìm cách vào lăng mộ. Máy đo trọng lực cũng đã được sử dụng, tuy nhiên thứ mà họ tìm thấy chỉ là những tảng đá bị phong hóa. Việc khai quật di tích cổ phải tạm dừng do các nhà khoa học chưa tìm được giải pháp phù hợp.
Việc khai quật ngôi mộ cổ gặp nhiều khó khăn (Ảnh minh họa: Kknews)
Việc khai quật ngôi mộ cổ này đã bị trì hoãn cho đến năm 1987, lần này, công tác khảo cổ được chuẩn bị đầy đủ hơn, kết hợp với những trang thiết bị hiện đại. Trong quá trình khai quật, các chuyên gia đã liên tiếp sử dụng 9 loại máy móc tân tiến, trong đó có cả radar xuyên đất và các thiết bị phóng xạ.
Sau nhiều ngày làm việc chăm chỉ, các chuyên gia phát hiện ra ba điểm bất thường trên ngọn núi sư tử. Rất có thể, một trong số đó là cổng vào lăng, vì vậy họ đã tiến hành khảo sát kỹ lưỡng 3 vị trí này. Tuy nhiên, kết quả một lần nữa lại không như kỳ vọng của đoàn khảo cổ.
Như vậy, từ khi phát hiện ra ngôi mộ cổ lần đầu vào năm 1984 cho đến năm 1990, tổng cộng đã 6 năm trôi qua, 2 lần khai thác, các phương tiện kỹ thuật hiện đại cũng đã được đưa vào sử dụng, nhưng vẫn chưa tìm ra manh mối về vị trí của lối vào lăng khiến các nhà khảo cổ học vô cùng bức xúc.
Một lời nói khiến chuyên gia vỡ òaVào thời điểm công tác khai quật tưởng chừng đi vào ngõ cụt, các chuyên gia đang vô cùng bế tắc, bỗng một ông lão sống tại đây đã đến trò chuyện với các chuyên gia:
"Trên ngọn núi này có một cái hang, chúng tôi thường gọi là Hang Khoai Lang, nó đã có từ rất lâu rồi, nhưng trông không giống như một chiếc hang được hình thành tự nhiên lắm. Tôi sẽ dẫn mọi người đi xem."
Đoàn khảo cổ vô cùng ngạc nhiên trước lời nói của cư dân này, bởi địa hình Núi Sư Tử chỉ toàn đá lớn và cứng, vậy chiếc hang mà ông ta nói đến từ đâu mà hình thành. Cả đoàn vội vàng đi theo chỉ dẫn của ông lão, quả nhiên, có một chiếc hang như vậy tồn tại trên núi. Xét theo dấu vết khai quật và niên đại tồn tại, dường như việc tìm kiếm lối vào lăng mộ đang đi đúng hướng.
Đường vào hầm mộ dần hiện lên trước mắt các nhà khảo cổ (Ảnh: Sohu)
Sau khi tiến hành thăm dò chi tiết xung quanh cửa hang, các nhà khoa học thực sự đã tìm thấy lối vào lăng mộ. Đây là một di tích với cấu trúc đặc biệt, thân núi được khoét rỗng và toàn bộ công trình được xây dựng dựa trên sườn ngọn núi.
Trong quá trình khai quật sau đó, một số lượng lớn các di vật văn hóa đã được khai quật, các chuyên gia thu đồng thời cũng thu thập được nhiều tư liệu lịch sử quý giá, công việc khảo cổ học thành công tốt đẹp.
Như vậy, dù trong bất kỳ thời đại nào, việc giao tiếp và trao đổi kinh nghiệm với những người đi trước luôn là một việc làm cần thiết. Nếu có thể lắng nghe ý kiến từ một người giàu kinh nghiệm, chúng ta có thể sẽ nhanh chóng tìm ra được câu trả lời hơn.
Như việc khảo sát lăng mộ trong bài viết này, nếu không có thông tin của các cụ già cung cấp, các nhà khảo cổ học có thể sẽ còn phải mất nhiều thời gian hơn để khám phá, thậm chí có thể không có kết quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào