Dòng họ dân tộc thiểu số duy nhất trong suốt nghìn năm lịch sử Việt Nam đỗ tiến sĩ 3 đời liên tiếp
Kỳ lạ bộ tộc lấy tro cốt người chết làm thức ăn, nghe giải thích lý do mà sợ hãi tột độ / Quy luật đặc biệt về tên đường ở TP Hồ Chí Minh người bản địa chưa chắc đã biết, quận nào nhiều đường nhất?
Theo thông tin được đề cập trong sách Đăng Khoa lục, gia đình ông Thân Nhân Trung (1418-1499) quê ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang có 3 đời liên tiếp với 4 người đỗ tiến sĩ. Đây cũng được xem là vinh hiển nghìn năm có một trong lịch sử khoa bảng nước nhà.
Về gia cảnh, ông Thân Nhân Trung là con trai thứ hai của lương y Thân Thái Ất, mẹ chủ yếu làm đồng áng. Hằng ngày, ông thường phụ mẹ ra đồng mò cua, bắt cá. Khi đó, ông nổi tiếng là người bắt cá giỏi (sát cá), được người dân trong làng đặt biệt danh là Cốc.
Suốt thời thơ ấu, do gia cảnh nghèo khó nên Thân Nhân Trung không có tiền đến lớp học cùng các bạn. Dẫu vậy, khi biết tin có thầy đồ ở Hải Dương về mở lớp dạy học, ông đã nghĩ ngay đến việc đứng ngoài nghe lỏm.
Mỗi ngày, ông đều dùng gậy chăn vịt viết lên nền đất để luyện chữ và ghi nhớ. Nhờ có trí tuệ và sự nỗ lực hơn người, chỉ một thời gian sau, Thân Nhân Trung đã tinh thông kinh sử.
Đến năm 1469, triều đình mở khoa thi chọn hiền tài, ai ai cũng cố gắng chuẩn bị thật kỹ càng để đạt kết quả tốt nhất. Riêng Thân Nhân Trung, ông không quan tâm và dành thời gian làm việc kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Thấy vậy, thầy đồ qua thăm hỏi, Thân Nhân Trung mới buồn bã nói về lý do không đi thi:“Nhà con nghèo, không có tiền lo việc đi thi thầy ơi”.Cảm nhận được nỗi khổ của Thân Nhân Trung, thầy đồ đã hỗ trợ kinh phí thi và động viên hết lời. Được biết cái tên Thân Nhân Trung cũng do thầy đồ đặt cho ông.
Sau đó không lâu, Thân Nhân Trung nhận kết quả đỗ tiến sĩ ở tuổi 51, khiến dòng họ và làng xóm không khỏi ngưỡng mộ. Dưới sự trị vì của vua Lê Thánh Tông, Thân Nhân Trung rất được tin tưởng và trọng dụng.
Đối với Thân Nhân Trung, trong suốt thời gian làm quan, ông cũng luôn một lòng vì dân vì nước. Ông quan niệm rằng:“Trị nước càng thịnh vượng lòng càng phải thận trọng, càng phải lo cho dân, chăm chỉ chính sự hàng ngày nơm nớp lo lắng”.
Đến năm 1484, phụng mệnh vua trao, Thân Nhân Trung đã soạn bài văn bia “Đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442)”. Ông cũng từng đảm nhận rất nhiều chức vị cao như: “Lại bộ Thượng thư, Chưởng Hàn lâm viện kiêm Đông các đại học sĩ, Nhập nội phụ chính, Tế tửu Quốc Tử giám (hiệu trưởng), Phó Đô Nguyên suý trong Tao Đàn Nhị thập bát tú”.
Câu nói nổi tiếng thể hiện tư tưởng trọng dụng hiền tài gắn với sự hưng thịnh đất nước của Thân Nhân Trung
Bên cạnh đó, Thân Nhân Trung còn được vào hoàng cung dạy học cho các hoàng tử.. Noi theo tinh thần hiếu học và lòng yêu nước của Thân Nhân Trung, Thân Nhân Tín và Thân Nhân Vũ (con trai ruột) đều đỗ tiến sĩ thời Hậu Lê. Đến thời Thân Cảnh Vân - cháu đích tôn của ông cũng đỗ thám hoa tại khoa thi Quý Mùi (1487) lúc mới 25 tuổi.
Như vậy, gia đình Thân Nhân Trung có tới 3 đời liên tiếp với 4 người đỗ đại khoa và làm quan cùng triều. Đó là vinh hiển nghìn năm có một trong lịch sử khoa bảng nước nhà. Đến vua Lê Thánh Tông cũng phải làm thơ thể hiện sự thán phục:“Thập Trịnh đệ huynh liên quý hiển / Nhị Thân phụ tử mộc ân vinh” (dịch: Mười anh em nhà họ Trịnh nối nhau quý hiển / Hai cặp cha con nhà họ Thân tắm gội ân vinh).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Có một loại tử thi dù người nhà có trả nhiều tiền, nhân viên lò hỏa táng cũng không ai dám thiêu
Gia đình nữ Giáo sư được Bác Hồ đặc biệt quý mến: Mẹ là liệt sĩ, bố là Đại tướng lẫy lừng sử Việt
Tại sao lạc đà hầu như không có kẻ thù tự nhiên? Không có động vật nào khác ăn nó, tại sao?
Trẻ sơ sinh động vật có thể đi lại ngay sau khi sinh, tại sao trẻ sơ sinh loài người lại không thể làm được điều tương tự?
Làng cổ trên mây ở Việt Nam nằm ở tỉnh nào?
CLIP: Hươu cao cổ gục ngã trước cuộc đi săn tàn khốc của 4 con sư tử
Không chỉ truyền động lực học tập cho con cháu trong dòng họ, Thân Nhân Trung còn là người mở đầu cho truyền thống hiếu học ở vùng đất Yên Ninh. Theo sử sách, trong thời gian này, quê hương của Thân Nhân Trung có tới 10 nho sinh ưu tú đỗ đại khoa (tiến sĩ) và được người đời tôn vinh là “làng tiến sĩ”.