Hoàng hậu "cả gan" nhất lịch sử Trung Hoa: Dám bạt tai Hoàng đế đến xây xẩm mặt mày vì dung túng Phi tần loạn ngôn nói xấu "chính thất"
Uẩn khúc chưa được hóa giải của phi tần mà Càn Long yêu nhất? / Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Ý nghĩa sâu xa đằng sau bộ móng giả của phi tần nhà Thanh
Quách thị (1012 - 1035) chính thất Tống Nhân Tông vốn là một tiểu thư đài các. Theo sử sách ghi chép, Quách Hoàng hậu xinh đẹp, có học thức lại xuất thân hiển hách, đến từ Đại Bắc danh tộc. Nàng là cháu gái của Quách Sùng, giữ chức Tiết độ sứ của Bình Lư quân.
Cha là Quách Doãn Cung, vốn giữ chức Sùng nghi Phó sứ, sau được thăng làm Tiết độ sứ Trung Vũ quân, kiêm Trung thư lệnh và Thượng thư lệnh. Ngay từ thuở bé, Quách thị đã tỏ ra mình là một nữ nhân cành vàng lá ngọc, tuy xinh đẹp đài các nhưng tính khí thất thường, nắng mưa khó đoán.
Gia thế hiển hách đích thị là nền tảng vững chắc để Quách thị có thể hưởng những năm tháng màu hồng của cuộc đời về sau. Đúng như vậy, năm Thiên Thánh thứ 2 (1025), Quách thị được tiến cung cùng Trương thị (cháu gái của Kỵ Vệ thượng tướng quân) thành Thái tử phi cho Tống Nhân Tông (lúc này ông còn là thái tử). Cùng được tiến cung song Quách thị lại may mắn được Lưu Nga Hoàng hậu sủng ái bởi sự ngọt ngào, khéo léo.
Về phần mình, Tống Nhân Tông tuổi trẻ khí thịnh, lại thích Trương thị hơn, đơn giản vì Trương thị sở hữu nhan sắc mỹ miều, xinh đẹp động lòng. Ngặt một nỗi, xét về gia thế, Trương thị không thể nào sánh ngang Quách thị.
Vì vậy, sau khi Tống Chân Tông qua đời, Tống Nhân Tông đăng cơ vào năm 12 tuổi, có ý lập Trương thị thành Hoàng hậu nhưng Lưu Nga Thái hậu liền phản đối, bắt ông phải lập Quách thị trở thành chính thất mẫu nghi.
Bởi lẽ, lúc này, do ấu chủ còn nhỏ nên quyền hành trong cung thật sự lại nằm trong tay Lưu Nga Thái hậu. Tống Nhân Tông không dám cãi lời bà, liền ban chiếu lập Quách thị trở thành Hoàng hậu, còn Trương thị chỉ được phong Tài nhân.
Sau khi thành hôn, vị Hoàng đế trẻ tuổi này luôn thiên vị, sủng ái Trương thị, khiến Quách Hoàng hậu đố kị không ngừng. Tống Nhân Tông vốn đã chán ghét Quách Hoàng hậu, mà Quách Hoàng hậu lại không biết hơn thiệt, ỷ vào chỗ dựa Lưu thái hậu, nàng cài cắm người của mình khắp nơi, nghĩ ra mọi biện pháp để ngăn Tống Nhân Tông tiếp cận các phi tử khác.
Vì vậy, dù là người thê tử nên duyên cắt tóc với Hoàng đế từ thuở chưa lên ngôi, lại còn được Thái hậu chống lưng, nhưng trái tim của Tống Nhân Tông chưa từng một lần đặt ở chỗ nàng. Một phần vì biết tính khí thất thường của vợ, một phần vì hậu cung của ông có muôn vàn cung tần, mỹ nữ.
Ngày ngày, sau khi thiết triều lo chuyện chính sự, ông liền lao vào những cuộc vui chốn hậu cung mà không thèm ngó ngàng đến Quách Hoàng hậu. Từ đó, nàng bắt đầu những chuỗi ngày đau khổ buồn bã, sống trong ấm ức bởi mặc dù thân phận là một mẫu nghi thiên hạ lại không giữ được người đàn ông mình yêu.
Bị Phi tần nói xấu sau lưng và màn đánh ghen nổi tiếng lịch sửTrong số những cung tần, mỹ nữ được Tống Nhân Tông ngày đêm ở bên, tiêu biểu có hai mỹ nhân họ Thượng và họ Dương. Ỷ sủng sinh kiêu, họ Thượng và họ Dương tỏ ra cao ngạo bất kính thậm chí còn gièm pha, nghị luận trung cung sau lưng cho Tống Nhân Tông nghe.
Mọi chuyện nhanh chóng đến tai Hoàng hậu nhưng biết bản thân đang là chủ vị trung cung, Quách thị không thể manh động. Thay vào đó, nàng đã cố tình làm lơ và nuốt giận vào bên trong, cố gắng chịu đựng những lời nói xấu sau lưng mình, ngày này qua ngày khác.
Tuy nhiên, đỉnh điểm trong một lần đến cung của Hoàng đế, nàng đã nghe tiếng nô đùa của chồng và hai mỹ nhân. Quách Hoàng hậu không thể giữ bình tĩnh khi nghe tiếng hai nàng phi thoải mái nói xấu mình với Hoàng đế.
Không chịu nổi sự sỉ nhục ấy, Hoàng hậu hầm hầm lao vào cho mỗi nàng phi một bạt tai. Hoàng đế chứng kiến nên đau lòng, lao đến che chở cho sủng phi của mình. Hành động này đã khiến sự tức tối trong lòng Hoàng hậu lên đến đỉnh điểm.
Bà cho rằng ông không coi mình ra gì, lại còn cả gan bao che cho hai phi tần bất kính. Cho nên, Hoàng hậu Quách thị dùng hết sức bình sinh tát Hoàng đế Tống Nhân Tông một phát trời giáng.
Ông bị vợ tát vừa bất ngờ lại vừa xây xẩm mặt mày, đến mức bật máu không nói nên lời. Cú tát đó còn làm cho cả Hoàng cung chao đảo dậy sóng vì có thể nói rằng đây là một màn đánh ghen có một không hai trong lịch sử.
Sau đó, Quách Hoàng hậu bỏ về cung. Dù bị Hoàng hậu tát nhưng Tống Nhân Tông không dám trị tội bà. Nguyên do là vì lúc đó Quách Hoàng hậu vẫn có Thái hậu Lưu Nga che chở. Chỉ sau khi thái hậu chết, Tống Nhân Tông mới phế bỏ tước vị Hoàng hậu của Quách thị và giáng bà xuống làm Tịnh Phi.
Kể từ đó, bà bị giam lỏng trong cung. Khi Quách Hoàng hậu rời đi một thời gian, Tống Nhân Tông lại bắt đầu thương nhớ. Ông cũng thường phái người đến thăm hỏi ân cần, cũng cho mời Quách thị hồi cung thế nhưng bà không chấp thuận.
Về sau, Quách thị lâm bệnh khiến Tống Nhân Tông vô cùng lo lắng, vội mời thái y đến khám chữa bệnh. Chẳng ngờ, khi thái y vừa đến chẳng bao lâu, Quách thị bệnh nặng qua đời rất đột ngột, rất bất ngờ, hưởng dương 23 tuổi.
Có người cho rằng bà bị hạ độc. Giai nhân qua đời, Tống Nhân Tông đau thương cũng không thể làm gì khác. Sử sách ghi chép lại, kỳ thực Tống Nhân Tông và Quách thị đúng là oan gia, khi gần nhau thì luôn gây chuyện, lúc cách biệt âm dương mới tỏ lòng nhau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ