Gấu trúc đã từng ăn thịt trước khi… 'ăn chay'
'Phượt thủ' bò trốn thoát, lang thang khắp nơi khiến chủ khốn đốn / Mục sở thị loài rắn độc nhất thế giới
Nghiên cứu mới cho thấy tổ tiên gấu trúc không có sự chuyển đổi đơn giản từ ăn thịt sang ăn tre hàng triệu năm trước. Chúng có chế độ ăn thực vật tương đối đa dạng cho đến ít nhất 5.000 năm trước.
Sau đó, vì một lý do nào đó, chúng đã thực hiện chuyển đổi sang chế độ ăn kiêng chỉ bao gồm tre.
Thực tế, gấu trúc hiện đại vẫn có hệ thống tiêu hóa của một động vật ăn thịt và đôi khi chúng có thể ăn thịt.
"Người ta đã chấp nhận rằng những con gấu trúc khổng lồ chỉ ăn tre trong hai triệu năm qua nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điều ngược lại", Fuwen Wei, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc cho biết.
Các nhà khoa học từ Viện Khoa học Trung Quốc đã thực hiện nghiên cứu chế độ ăn của gấu trúc khổng lồ qua các thời đại bằng cách phân tích thành phần của các đồng vị ổn định được tìm thấy trong răng, lông và xương của chúng.
Kỹ thuật này tìm kiếm các đồng vị khác nhau giúp tiết lộ những hiểu biết mới sâu sắc về môi trường sống, điều kiện môi trường và chế độ ăn uống của loài gấu trúc.
Sau khi nghiên cứu gấu trúc hiện đại, nhóm nghiên cứu đã chuyển sang nghiên cứu các mẫu vật của 12 con gấu trúc cổ đại được thu thập từ bảy địa điểm khảo cổ ở miền nam Trung Quốc có niên đại khoảng 5.000 đến 7.000 năm trước.
Kết quả cho thấy gấu trúc hiện đại và cổ đại có một số sự khác biệt trong chế độ ăn uống của chúng.
Tuy nhiên, vẫn còn là một bí ẩn tại sao gấu trúc phát triển chế độ ăn hạn chế đến mức “siêu chuyên biệt” của chúng như hiện nay đó là chỉ ăn tre.
Tre không phải là thực phẩm bổ dưỡng nhất, vì vậy gấu trúc phải ăn từ 12 đến 38 kg mỗi ngày. Kết quả là, chúng có tỷ lệ trao đổi chất thấp hơn và lối sống rất lười biếng.
Để tìm hiểu lý do tại sao gấu trúc phát triển hương vị của chúng đối với tre, nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch xem xét nhiều hóa thạch gấu trúc hơn nữa.
"Chúng ta cần lấy thêm các mẫu từ các năm khác nhau sau 5.000 năm trước, nhưng thật khó để làm điều này. Có thể đã có một sự thay đổi khí hậu đặc biệt, sự xâm lấn của con người và nhiều nguyên do khác đã khiến loài gấu trúc có những thay đổi đáng kinh ngạc như vậy", tiến sĩ Wei nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?