Ghé thăm ngôi đền toàn rắn độc bò lổm ngổm trên đầu du khách
Khám phá ngọn núi thiêng có 117 ngôi đền ở Nhật Bản / Chủ nhà cứng đầu nhất Trung Quốc, được đền bù 30 nghìn tỷ đồng vẫn không chịu dỡ bỏ - Chuyên gia vào cuộc: Tuyệt đối không được phá!
Nằm ở thị trấn Bayan Lepas, cách thành phố Georgetown khoảng 12 km, phía tây nam đảo Penang, Malaysia, đền Rắn là một trong những điểm tham quan nổi tiếng củadu lịch Penang.
Truyền thuyết kể rằng vào năm 1800 sau khi việc xây dựng đền được hoàn thành thì những đàn rắn từ khắp nơi đã tự kéo đến đây. Thay vì giết hại rắn thì các nhà sư đã cho chúng nơi trú ẩn. Mang trong người lòng biết ơn nên những con rắn chưa bao giờ cắn ai cả, con người và những loài rắn độc đã sống hài hòa với nhau trong hàng thế kỷ.
>> Xem thêm: 6 truyền thuyết kinh dị nổi tiếng nhất châu Á
Đền rắn ở Penang
Đền rắn ở Penang được xây dựng vào năm 1850 để tưởng nhớ Chor Soo Kong – nhà sư đã làm rất nhiều việc tốt, bao gồm việc chữa bệnh và cho rắn từ khu rừng nhiệt đới gần đó. Chor Soo Kong sinh ra vào khoảng giữa năm 960 và 1279 và ngày nay vẫn rất được tôn kính, vào ngày sinh của ông trong tháng âm lịch đầu tiên của mỗi năm đều có rất nhiều người hành hương khắp Đông Nam Á đến để tưởng nhớ.
Chor Soo Kong được cho là người đã chữa lành căn bệnh nan y của David Brown bằng cách sử dụng các vị thuốc dân gian ở địa phương. Lối vào của ngôi đền có một lư hương lớn tỏa khói nghi ngút. Một số người cho rằng khói hương tỏa ra, hoạt động như vị thuốc an thần, khiến những con rắn dường như bất động, buồn ngủ và trở nên ngoan ngoãn hơn. Số còn lại tin rằng chúng là rắn thần.
>> Xem thêm: Tìm thấy nhà vệ sinh xa xỉ 2.700 năm tuổi
Tên gốc của Đền Rắn Penang là “Temple of the Azure Clouds” (Ngôi đền mây xanh) hoặc “Ban Kah Lan” trong tiếng Phúc Kiến.
Ngôi đền có những bức tượng được chạm khắc tinh xảo. Điểm ấn tượng nhất là chiếc chuông lớn tại sảnh chính, được mang về từ Trung Quốc vào năm 1886 trong triều đại Mãn Châu. Ở phía sau của ngôi đền, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy những con rắn đang cuộn quanh cành cây. Việc thống kê số lượng rắn hiện sống trong khuôn viên chùa là điều khó khăn.
>> Xem thêm: Cuốc đất, người nông dân đào được báu vật Ai Cập 2.600 tuổi
Ngày nay, số lượng rắn được cho là đang suy giảm do môi trường sống tự nhiên của chúng bị xáo trộn. Tuy nhiên, trong các lễ hội, bạn vẫn sẽ thấy nhiều con rắn ngang nhiên di chuyển trong đền. Chúng thường cuộn tròn trên bàn thờ, quấn quanh xà, các bức tranh, khung ảnh treo tường.
Loài rắn phổ biến nhất được tìm thấy xung quanh Đền Rắn Penang được gọi là rắn hố Wagler. Có nguồn gốc từ Đông Nam Á, rắn hố Wagler bây giờ thường được gọi là “rắn của đền” vì sự liên kết với đền rắn Penang. Chúng thường nằm bất động trên cây cối, là loài có kích thước nhỏ, đầy màu sắc, và nọc độc rất mạnh. Mặc dù nọc độc có sức gây đau rất lớn nhưng thường không gây tử vong cho con người.
>> Xem thêm: Lật lại 'vụ án' trong mộ cổ, chuyên gia kinh hãi phát hiện ra điểm bất thường
Vào buổi chiều, những con rắn vẫn rất tĩnh lặng và bất động như không hề tồn tại. Chúng như những mảng nhựa bất động đầy màu sắc mặc dù đôi mắt vẫn chuyển động. Những du khách lần đầu đến đây thường tưởng đó là những con rắn giả và xem đền thờ như một điểm thu hút khách du lịch nghèo nàn. Để chắc chắn hơn người ta còn làm các dấu hiệu dán quanh ngôi đền cảnh báo du khách về sự nguy hiểm của rắn hiện diện. Hãy nhớ rằng những con rắn thực sự là có thật.
Nhiều nguồn tin cho biết loài rắn đã bị loại bỏ nọc độc, tuy nhiên, nhân viên đền thờ cho rằng tuy rắn là độc nhưng cũng là “may mắn” và chưa bao giờ cắn ai cả. Răng nanh của rắn vẫn còn nguyên vẹn và hoàn toàn có thể tạo những vết cắn rất đau đớn. Hãy tuân theo các biển cảnh báo, không tự xử lý hoặc chạm vào rắn!
Đền rắn mở cửa hàng ngày từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối; lối vào khuôn viên đền là miễn phí. Khuyến khích không nên chụp ảnh bằng đèn flash bên trong Đền Rắn để tránh gây kích thích các loài bò sát này. Bạn cũng có thể tìm thấy rắn nằm treo trên nội thất trong sân của ngôi đền. Hãy lưu ý rằng ngôi đền vẫn là một địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng đông đúc nên đừng chụp ảnh hoặc gây ảnh hưởng tới những người thờ phượng trong thời gian lễ lạy của họ. Tới đây, bạn cũng có thể chiêm ngưỡng triển lãm nhỏ cạnh ngôi đền và tham gia chụp ảnh cùng trăn và rắn hổ mang đã khử nọc độc nhưng vẫn còn nguyên răng nanh.
Nằm trong khuôn viên của Đền Rắn phía bên phải khi bạn bước vào là “trang trại rắn”. Trang trại rắn là một điểm tư nhân khá thu hút khách hoạt động theo thỏa thuận với ngôi đền.
End of content
Không có tin nào tiếp theo