Khám phá

Ngôi đền nào được xây từ 22.000 tấn đá cẩm thạch?

Đền Parthenon được đặt tại Athens, Hy Lạp. Ngôi đền này được gọi là trung tâm tôn giáo của Athens cổ đại, đồng thời là kho bạc, nơi cất giữ tiền đóng góp của nhân dân.

Choáng ngợp trước ánh sáng màu nhiệm của ngôi đền chứa mộ cổ bên trong / Ngôi đền cổ xưa ở Ấn Độ được tạc hoàn toàn từ một khối đá khổng lồ

Đền Parthenon được đặt tại Athens, Hy Lạp. Ngôi đền này được gọi là trung tâm tôn giáo của Athens cổ đại, đồng thời là kho bạc, nơi cất giữ tiền đóng góp của nhân dân. Parthenon được khởi công vào năm 447 trước Công nguyên và hoàn thiện vào năm 432 trước Công nguyên. Ước tính, đội ngũ thi công đã sử dụng 22.000 tấn đá cẩm thạch để xây dựng đền và phần cổng dẫn tới Acropolis, thành phòng thủ của Athens. Ảnh: My Modern Met.

Đền Parthenon được đặt tại Athens, Hy Lạp. Ngôi đền này được gọi là trung tâm tôn giáo của Athens cổ đại, đồng thời là kho bạc, nơi cất giữ tiền đóng góp của nhân dân. Parthenon được khởi công vào năm 447 trước Công nguyên và hoàn thiện vào năm 432 trước Công nguyên. Ước tính, đội ngũ thi công đã sử dụng 22.000 tấn đá cẩm thạch để xây dựng đền và phần cổng dẫn tới Acropolis, thành phòng thủ của Athens. Ảnh: My Modern Met.

Đền Parthenon là nơi thờ Athena, nữ thần gắn liền với trí tuệ, nghề thủ công mỹ nghệ và chiến tranh. Sảnh chính bên trong ngôi đền đặt bức tượng phỏng lại hình ảnh của nữ thần Athena. Bức tượng này cao khoảng 11,5 m, được làm từ ngà voi và khảm vàng. Phidias, nhà điêu khắc, họa sĩ và kiến trúc sư người Hy Lạp cổ đại, là tác giả của bức tượng này. Ảnh: Greek City Times.

Đền Parthenon là nơi thờ Athena, nữ thần gắn liền với trí tuệ, nghề thủ công mỹ nghệ và chiến tranh. Sảnh chính bên trong ngôi đền đặt bức tượng phỏng lại hình ảnh của nữ thần Athena. Bức tượng này cao khoảng 11,5 m, được làm từ ngà voi và khảm vàng. Phidias, nhà điêu khắc, họa sĩ và kiến trúc sư người Hy Lạp cổ đại, là tác giả của bức tượng này. Ảnh: Greek City Times.

Trong văn hóa Hy Lạp cổ đại, Nike là vị thần tượng trưng cho sự chiến thắng. Bức tượng của cô được thu nhỏ và đặt trong lòng bàn tay của nữ thần Athena. Tương tự phần tượng của Athena trong đền Parthenon, tượng của Nike cũng được làm từ ngà voi và khảm vàng tỉ mỉ. Ảnh: ThoughtCo.

Trong văn hóa Hy Lạp cổ đại, Nike là vị thần tượng trưng cho sự chiến thắng. Bức tượng của cô được thu nhỏ và đặt trong lòng bàn tay của nữ thần Athena. Tương tự phần tượng của Athena trong đền Parthenon, tượng của Nike cũng được làm từ ngà voi và khảm vàng tỉ mỉ. Ảnh: ThoughtCo.

Lễ hội Panathenaea là sự kiện quan trọng hàng đầu tại Athens, nhằm kỷ niệm ngày sinh của nữ thần Athena. Vào ngày này, người dân sẽ dâng 100 con bò cái để hiến sinh, như một cách bày tỏ lời cảm ơn nữ thần Athena vì đã có công bảo vệ thành phố Athens. Ảnh: Calendario Pagano.

Lễ hội Panathenaea là sự kiện quan trọng hàng đầu tại Athens, nhằm kỷ niệm ngày sinh của nữ thần Athena. Vào ngày này, người dân sẽ dâng 100 con bò cái để hiến sinh, như một cách bày tỏ lời cảm ơn nữ thần Athena vì đã có công bảo vệ thành phố Athens. Ảnh: Calendario Pagano.

Nền dân chủ đầu tiên của Athens được phát triển từ khoảng thế kỷ 6 trước Công nguyên. Khi đó, mọi quyền quyết định đều được thông qua hoạt động bầu cử. Tuy nhiên, quyền bầu cử chỉ nằm trong tay nam giới, thành phần chỉ chiếm khoảng 12% dân số Athens thời bấy giờ. Ước tính, một cuộc bầu cử hợp lệ cần tối thiểu 6.000 người. Ảnh: Wikipedia.

Nền dân chủ đầu tiên của Athens được phát triển từ khoảng thế kỷ 6 trước Công nguyên. Khi đó, mọi quyền quyết định đều được thông qua hoạt động bầu cử. Tuy nhiên, quyền bầu cử chỉ nằm trong tay nam giới, thành phần chỉ chiếm khoảng 12% dân số Athens thời bấy giờ. Ước tính, một cuộc bầu cử hợp lệ cần tối thiểu 6.000 người. Ảnh: Wikipedia.

Người Hy Lạp cổ đại tổ chức các cuộc thi đấu điền kinh để vinh danh các vị thần. Cuộc thi được tổ chức từ năm 776 trước Công nguyên, theo chu kỳ 4 năm một lần. Ban đầu, đại hội thể thao chỉ diễn ra trong một ngày, sau đó dần kéo dài thành 5 ngày. Ngày đầu tiên dành để làm lễ rước đuốc và đọc lời thề không gian lận. Ba ngày tiếp theo sẽ diễn ra các cuộc thi đấu, bao gồm chạy, nhảy xa, ném đĩa, phóng lao, đấu vật... Ngày thứ 5 là lễ bế mạc, trao giải thưởng và tổ chức tiệc ăn mừng. Ảnh: Egypt Today.

Người Hy Lạp cổ đại tổ chức các cuộc thi đấu điền kinh để vinh danh các vị thần. Cuộc thi được tổ chức từ năm 776 trước Công nguyên, theo chu kỳ 4 năm một lần. Ban đầu, đại hội thể thao chỉ diễn ra trong một ngày, sau đó dần kéo dài thành 5 ngày. Ngày đầu tiên dành để làm lễ rước đuốc và đọc lời thề không gian lận. Ba ngày tiếp theo sẽ diễn ra các cuộc thi đấu, bao gồm chạy, nhảy xa, ném đĩa, phóng lao, đấu vật... Ngày thứ 5 là lễ bế mạc, trao giải thưởng và tổ chức tiệc ăn mừng. Ảnh: Egypt Today.

 

Đại hội thể thao Olympic của người Hy Lạp cổ đại chỉ dành cho công dân Hy Lạp. Khác với Olympic hiện đại, cuộc thi thời bấy giờ chỉ tổ chức thi đấu dưới danh nghĩa cá nhân, không đại diện cho địa phương. Phần thưởng của người chiến thắng không mang giá trị vật chất, mà thiên về giá trị tinh thần. Cụ thể, người chiến thắng được tặng một chiếc vòng đội đầu được làm từ cành ô liu. Ảnh: National Geographic.

Đại hội thể thao Olympic của người Hy Lạp cổ đại chỉ dành cho công dân Hy Lạp. Khác với Olympic hiện đại, cuộc thi thời bấy giờ chỉ tổ chức thi đấu dưới danh nghĩa cá nhân, không đại diện cho địa phương. Phần thưởng của người chiến thắng không mang giá trị vật chất, mà thiên về giá trị tinh thần. Cụ thể, người chiến thắng được tặng một chiếc vòng đội đầu được làm từ cành ô liu. Ảnh: National Geographic.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm