Lưu Bị đã từng bỏ lỡ 4 nhân tài đỉnh cao, người cuối cùng còn tài giỏi hơn cả Gia Cát Lượng
Lưu Bá Ôn trước khi chết đã tặng cho Chu Nguyên Chương một rổ cá, hoàng đế này tới lúc chết cũng không hiểu được dụng ý của ông / Cố cung lưu giữ bức tranh kỳ lạ vẽ con hổ ốm đói, hậu thế khó hiểu, chuyên gia phóng to tìm thấy chân tướng
Trần Quần
Khi Lưu Bị nhậm chức Dự Châu Mục, Trần Quần đã ngưỡng mộ danh tiếng của ông mà tới đầu quân. Do Trần Quần xuất thân từ danh gia vọng tộc, hơn nữa còn rất có học thức, Lưu Bị trước giờ luôn là người quý trọng, chiêu mộ những hiền tài, thế nên cực kỳ trọng dụng ông. Tuy nhiên, không lâu sau đó thì xảy ra biến cố, Từ Châu Mục Đào Khiêm bệnh nặng đã mời Lưu Bị tới để nhậm chức, Lưu Bị cực kỳ muốn mượn cơ hội này để đứng vững ở Từ Châu, nhưng Trần Quần lại khuyên can ông rằng thực lực không đủ thì không nên đi bon chen.
Ảnh minh họa
Lưu Bị chẳng hề nghe ông, từ đó cả hai đường ai nấy đi. Quả đúng như lời Trần Quần nói, thực lực của Lưu Bị quá yếu, không lâu sau thì đã bị Lưu Bố đuổi ra khỏi Từ Châu, lúc này ông mới thấy hối hận do trước đó không nghe lời khuyên của Trần Quần. Mãi sau khi Tào Tháo chiếm được Từ Châu và những nơi khác mới nghe tới danh tiếng của Trần Quần, chiêu mộ ông về phe mình.
Điền Dự
Ông là đồng hương, cũng là bạn thuở nhỏ của Lưu Bị, cả hai có quan hệ rất thân thiết. Điền Dự vốn là một người cực kỳ có tài năng và con mắt tinh đời. Ông nhận ra Lưu Bị là một người nhân nghĩa, thế nên từ rất sớm ông đã bắt đầu đi theo Lưu Bị để làm việc. Sau này do phải phụng dưỡng cha mẹ già ở quê nên Điền Dự phải từ biệt Lưu Bị, lúc hai người từ biệt nhau, Lưu Bị rất đau lòng, biết rằng mình chẳng thể níu kéo Điền Dự được, thế nên buồn rầu nói rằng đời này chỉ muốn cùng ông bàn chuyện đại sự. Sau này, Điền Dự lại đầu quân cho Công Tôn Toản, không lâu sau Công Tôn Toản bị Viên Thiệu tiêu diệt, Điền Dự chẳng còn cách nào khác đành đầu quân cho Tào Tháo.
Trần Đăng
Trần Đăng vốn dĩ là một vị đại quan thần ở Từ Châu, là người dưới trướng của Đào Khiêm. Trước khi Đào Khiêm ốm bệnh qua đời, ông đã nghe lời của Trần Đăng, để Lưu Bị làm Châu mục của Từ Châu. Thế nên Lưu Bị và Trần Đăng đã từng là cộng sự trong một khoảng thời gian, trong khoảng thời gian đó cả hai đều tôn trọng, mến mộ lẫn nhau. Một chúa chủ nhân nghĩa, hiền từ, một kỳ tài hiếm có trong thiên hạ, cả hai đương nhiên là phối hợp vô cùng ăn ý với nhau, Lưu Bị cũng đánh giá rất cao về Trần Đăng.
Nếu như cả hai có thể cùng nhau hợp tác mãi về sau thì có lẽ sẽ cực kỳ hoàn hảo, nhưng tên tiểu nhân Lữ Bố lại chen chân vào gây chuyện, khiến cả hai cuối cùng chẳng thể hợp tác cùng với nhau nữa. Mỗi lần Lưu Bị nghĩ tới chuyện này là lại thấy đau lòng không thôi.
Tuân Úc
Chúng ta đều biết, khi Tào Tháo thống nhất phương bắc của Trung Quốc, để có thể lập nên những thành công to lớn đó chắc chắn phải có được sự giúp sức từ rất nhiều nhân tài khác. Tuân Úc còn là lực lượng đảm bảo hậu cần của quân đội Tào Tháo, làm hậu phương vững chắc cho Tào Tháo. Một nhân tài như Tuân Úc lại bị Lưu Bị bỏ lỡ. Thực ra, sự bỏ lỡ này là do sai thời điểm.
Khi Tuân Úc phò tá Tào Tháo, Lưu Bị vẫn chỉ là một người bán chiếu cói bình thường. Khi Lưu Bị bắt đầu nổi danh, Tuân Úc đã đầu quân cho Tào Tháo từ lâu. Thế nên cả đời Tuân Úc không hề được Lưu Bị trọng dụng cũng là một điều đáng tiếc vô cùng to lớn cho Lưu Bị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất