Khám phá

Được mệnh danh là thần cơ diệu toán, Gia Cát Lượng cả đời vẫn nuối tiếc vì đã làm 3 việc này

Và có lẽ 3 nuối tiếc để đời này của Gia Cát Lượng chính là minh chứng cho câu nói "nhân vô thập toàn" của cổ nhân khi xưa.

Không phải Gia Cát Lượng, đây mới là mưu sĩ mà Tào Tháo thèm khát có được / Với diệu kế tiết kiệm quân lương, Gia Cát Lượng vô tình tạo ra món ăn nổi tiếng vào ngày Tết

Nhắc tới những mưu sĩ nổi danh vào thời Tam Quốc, không thể không kể đến "Ngọa Long tiên sinh" Gia Cát Lượng.

Sinh thời, ông là người đã sáng tạo ra không ít kỳ mưu diệu kế, còn nổi tiếng dụng binh như thần, lại đối với Thục Hán nhất mực trung thành, cả đời cúc cung tận tụy, quả thực khiến cho hậu thế đời đời kính nể.

Thế nhưng cổ nhân có câu "nhân vô thập toàn", phàm là người sống ở trên đời thì khó ai có được nhân sinh hoàn mỹ. Vì thế nên Gia Cát Lượng dù cho có là thần cơ diệu toán thì vẫn có những nuối tiếc để đời.

Vào theo quan điểm của Qulishi, những việc làm đáng tiếc nhất trong cuộc đời Gia Cát Khổng Minh phải kể tới 3 việc dưới đây.

Việc thứ nhất: Lấy người vợ tài mạo không song toàn

Được mệnh danh là thần cơ diệu toán, Gia Cát Lượng cả đời vẫn nuối tiếc vì đã làm 3 việc này - Ảnh 1.
Tranh minh họa. Internet.

Cổ nhân có câu "anh hùng yêu mỹ nhân", cũng cụm có từ "tài tử giai nhân" để chỉ những cặp đôi trời sinh xứng đôi vừa lứa. Chỉ tiếc rằng, người vợ của Gia Cát Lượng lại không được như vậy.

Vợ của Khổng Minh tên Hoàng Nguyệt Anh, là con gái danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn nổi tiếng đương thời.

Bà sở hữu tài hoa xuất chúng, nhưng đáng tiếc lại mang trên mình tướng mạo không được đẹp mắt. Tương truyền Hoàng Nguyệt Anh là một người phụ nữ làn da ngăm đen nên có tên tục Hoàng A Sửu

Vào thời cổ đại, hôn nhân đa phần đều là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Vì thế nên nhiều cặp vợ chồng tới trước ngày thành thân vẫn chưa có lấy một lần gặp mặt.

Cho nên có giai thoại đã truyền lại rằng, vào đêm động phòng hoa chúc, Khổng Minh khi vén khăn đội đầu của vợ mình lên thì đã có chút giật mình vì nhìn thấy tướng mạo của bà.

 

Cũng theo giai thoại này kể lại, Hoàng Nguyệt Anh thấy vậy liền cho rằng Ngọa Long tiên sinh cũng chỉ là kiểu người trông mặt mà bắt hình dong.

Tất nhiên đây chỉ là một giai thoại lưu truyền trong dân gian, tính xác thực khó cách nào có thể kiểm chứng.

Tuy nhiên dù cho Hoàng Nguyệt Anh tài hoa hơn người, lại đem đến không ít trợ giúp cho sự nghiệp của Gia Cát Lượng nhưng nhiều người vẫn cho rằng, việc có một người vợ tài mạo không song toàn vẫn là một trong những tiếc nuối để đời của Khổng Minh.

Việc làm thứ hai: Phò tá vị quân chủ không thật lòng tin mình

Được mệnh danh là thần cơ diệu toán, Gia Cát Lượng cả đời vẫn nuối tiếc vì đã làm 3 việc này - Ảnh 3.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Câu chuyện Lưu Bị ba lần hạ cố tới nhà tranh để mời Gia Cát Lượng rời núi giúp mình gây dựng sự nghiệp cho tới ngày nay vẫn được người đời truyền tụng.

 

Cũng bởi vậy nên nhiều người vẫn tin tưởng mối quan hệ của Gia Cát Lượng với quân chủ là vô cùng khăng khít, đôi bên hết lòng tin tưởng và tín nhiệm lẫn nhau.

Tuy nhiên có ý kiến cho rằng Lưu Bị chưa hẳn đã hoàn toàn trọng dụng Gia Cát Lượng tới vậy.

Bằng chứng là khi nhập Xuyên, Lưu Bị vì đề phòng Gia Cát Lượng nên đã để ông đi theo mình, còn Kinh Châu thì giao cho Quan Vũ trấn giữ.

Nguyên nhân là bởi Kinh Châu là một khu vực có tính chiến lược, mà Khổng Minh lại có người anh trai tên Gia Cát Cẩn đang phụng sự cho Đông Ngô, điều này đã khiến Lưu Bị ít nhiều đem lòng đề phòng.

Cho tới trước lúc lâm chung, Lưu Bị ủy thác con trai cho Gia Cát Lượng, cũng cho ông quyền có thể tự lập nếu Lưu Thiện không thể phò tá.

 

Thế nhưng không ít người cho rằng, lời nói này ngoài mặt thì tỏ vẻ tin tưởng, nhưng thực chất bên trong lại tỏ ý nghi ngờ.

Và có lẽ Khổng Minh đã nhìn thấu điều này, nên đã thề rằng cả đời sẽ phò tá Lưu Thiện, tuyệt đối không hai lòng.

Cũng bởi tin rằng Lưu Bị luôn âm thầm đề phòng và kìm kẹp Gia Cát Lượng, nên những người ủng hộ giả thuyết này cho rằng việc lựa chọn phò tá Thục Hán là một trong những hối tiếc để đời của Khổng Minh.

Việc thứ ba: Dùng sai một người không đáng được tin tưởng

Được mệnh danh là thần cơ diệu toán, Gia Cát Lượng cả đời vẫn nuối tiếc vì đã làm 3 việc này - Ảnh 4.
Tranh minh họa: Internet.

Trong lần Bắc phạt đầu tiên, Gia Cát Lượng đã giao cho viên tướng Mã Tắc trấn thủ cứ điểm quan trọng là Nhai Đình. Thế nhưng sau cùng, Mã Tắc lại để mất cứ điểm quan trọng này.

 

Đây được xem là một trong những sai lầm dùng người hiếm hoi nhưng lại đưa tới hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với chiến lược của Khổng Minh.

Điều đáng nói còn nằm ở chỗ, Lưu Bị lúc còn sống đã từng cảnh báo rằng Mã Tắc là người không nên trọng dụng.

Tuy nhiên Gia Cát Lượng đã lựa chọn làm theo ý mình. Và kết quả là sau khi gánh chịu thất bại, ông chỉ có thể gạt lệ trảm Mã Tắc.

Mặc dù được mệnh danh là nhân vật thần cơ diệu toán, tính toán như thần, thế nhưng không khó để nhận thấy Gia Cát Lượng cũng có những sai lầm để đời.

Tuy nhiên đúng như câu "nhân vô thập toàn", con người sống ở trên đời có một vài tiếc nuối cũng là điều khó tránh.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm