Gia tộc quyền quý 17 đời giàu có, con cháu toàn người xuất chúng: Bí quyết nằm ở điều này
Bí ẩn về 'lời nguyền Kennedy' trong gia tộc vĩ đại của nước Mỹ / Tiết lộ gây “sốc” về thói đa dâm của gia tộc Võ Tắc Thiên
Ở triều đại nhà Minh, thế hệ tổ tiên đầu tiên của dòng họ Bối là ông Bối Lan Đường, đã chuyển từ Hàng Châu sang Tô Châu sinh sống. Ban đầu ông hành nghề y, nhờ sự chăm chỉ cần mẫn của mình, Bối Lan Đường nhanh chóng giúp công việc kinh doanh của gia tộc ngày càng trở nên phát đạt hơn. Tới khoảng những năm giữa thời Càn Long, dựa vào công việc buôn bán thuốc phát đạt, Bối Lan Đường trở thành 1 trong 4 hộ giàu có nhất vùng Tô Châu.
Bối thị có thể trở nên hưng thịnh và phát đạt như vậy chính là nhờ vào sự nỗ lực và kế thừa của các đời con cháu của Bối gia. Gia tộc họ Bối kế thừa khuôn mẫu gia giáo tốt đẹp. Con cháu Bối thị vận dụng tầm nhìn và đầu óc xuất sắc, lấy nghề y của tổ tiên làm nền tảng, sau đó không ngừng phát triển kinh doanh sang những lĩnh vực khác, mở rộng thời đại thương nghiệp của gia tộc.
Trong xã hội hiện đại, Bối Nhuận Sinh, Bối Lý Thái, đồng thời là thế hệ thứ 13 của gia tộc họ Bối là hai cái tên nổi bật nhất.
Bối Nhuận Sinh là một trong bốn người dẫn đầu của ngành sản xuất chất tạo màu nổi tiếng của Trung Quốc thời bấy giờ. Ông từng gặp phải rất nhiều khó khăn trên con đường sự nghiệp, nhưng bằng khả năng kinh doanh "nhìn xa trông rộng" thiên phú, ông đã nhanh chóng tích lũy được sản nghiệp đồ sộ cho gia tộc.
Bên cạnh đó, với tầm nhìn đầu tư độc đáo, ông còn bước chân vào ngành nghề triển vọng tương lai là bất động sản. Đến nay, khuôn viên nổi tiếng Sư Tử Lâm ở Tô Châu chính là một trong những gia sản của ông.
Theo ghi chép, ở thành phố Thượng Hải phồn hoa, Bối gia lúc bấy giờ đã sở hữu hơn 1000 căn hộ. Bối Nhuận Sinh đã đẩy mạnh sức ảnh hưởng của Bối thị lên một tầm cao mới.
Cón Bối Lý Thái lại là một nhân vật quan trọng khác và là người đã đưa hệ thống kinh doanh Bối thị dấn thân vào ngành tài chính. Ông chính là cụ tổ của kiến trúc sư Bối Duật Minh. Nếu ca tụng Bối Nhuận Sinh là "Ông vua của chất tạo màu", "Đại gia bất động sản", thì Bối Lý Thái chính là "Ông hoàng tài chính".
Bối Lý Thái là một trong những nhà tài chính sớm nhất của Trung Quốc, là một trong những người sáng lập các kho ngân hàng thương mại ở Thượng Hải và mang lại ảnh hưởng to lớn đến ngành du lịch của Trung Quốc.
Bối Tổ Di chính là Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Bối Duật Minh sinh năm 1917, mất năm 2019, là một vị kiến trúc sư đại tài với danh tiếng vươn tầm thế giới. Ông được cho là Người thầy cuối cùng của nền kiến trúc hiện đại.
Trong suốt sự nghiệp của mình ông đã đạt được những giải thưởng cực giá trị về mặt chuyên môn như Pritzker (1983), Huy chương Vàng của Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ AIA (1940), Huy chương Vàng của Viện Hàn lâm Anh...
Tính đến nay, sự phồn vinh của gia tộc Bối thị đã được kế thừa qua 17 đời và vẫn đang có phương hướng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Sản nghiệp của Bối thị có thể được truyền thừa và mở rộng qua 17 đời như vậy là nhờ vào phương pháp giáo dục gia đình và sự nỗ lực qua các thế hệ. Ngay từ thời của Bối Lan Đường, ông không ngần ngại trước sự cản trở của bối cảnh xã hội mà đã chọn ngành y bán thuốc để định hướng kinh doanh cho gia đình sau này. Kế thừa tinh thần dũng cảm theo đuổi hướng đi riêng biệt ấy, con cháu Bối thị đã bành trướng hệ thống kinh doanh gia tộc sang nhiều lĩnh vực khác nhau.
Kinh doanh là phải đương đầu với nghịch cảnh thất bại. Các thế hệ Bối thị không hề chịu thua trước bất kì thử thách nào mà luôn phấn đấu để vực dậy mãnh liệt hơn. Thứ được truyền qua đời này sang đời khác của gia tộc Bối thị không phải là tài sản giàu có, mà là năng lực sáng tạo tiền tài và trí tuệ hơn người.
Nói về chìa khóa thành công, không có gì ngoài 2 từ "kiến thức". Gia tộc Bối thị vô cùng xem trọng giáo dục. Bất kể họ đã thay đổi bản thân để thích ứng với những ngành nghề khác nhau như thế nào, nhưng có điều không bao giờ thay đổi chính là nền tảng của thái độ cầu tiến và chuẩn mực giáo dục ưu tú.
Được biết, con cháu Bối thị đều học tập ở trường Đại học danh tiếng Harvard. Họ không ngừng khát khao và nỗ lực tiếp nhận những nền giáo dục tiên tiến của thế giới để trở về quê hương giữ vững sự hưng thịnh của gia tộc mình. Song, bên cạnh những thành công được người đời thán phục, con cháu Bối thị luôn giữ được đức tính khiêm tốn và nhường nhịn lẫn nhau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'