Khám phá

Giải cứu rắn hổ mang chúa hai đầu quý hiếm

Theo các chuyên gia, tỷ lệ sống sót của loại rắn hổ mang hai đầu là rất thấp.

Liệu động vật có thể dự đoán được động đất? / Những khoảnh khắc ‘tấu hài’ cực kỳ dễ thương của các loài động vật

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hạt kiểm lâm Kalsi ở Dehradun của Uttarakhand đã giải cứu một con rắn hai đầu từ khu vực Vikas Nagar.

>> Xem thêm: Top 10 loài rắn nguy hiểm nhất thế giới

Được biết, đây là con rắn hổ mang hai đầu quý hiếm đã được tìm thấy trong phân khu rừng Kalsi của Dehradun ở Uttarakhand.

Trước đó, cơ quan kiểm lâm đã nhận được cuộc gọi cứu hộ thông báo về sự xuất hiện của một con rắn hổ mang nhỏ trong khuôn viên đơn vị công nghiệp ở khu vực Vikas Nagar.

 

Adil Mirza, người đã cứu rắn trong 15 năm qua và hiện đang làm việc với bộ phận lâm nghiệp, đã được cử đi giải cứu con rắn hổ mang hai đầu. Khi đến địa điểm này, anh phát hiện ra con rắn đó là rắn hổ mang chúa hai đầu.

>> Xem thêm: Đang ngủ thấy nhột chân, bật dậy xem thấy rắn hổ mang chui vào chăn

"Trong 15 năm làm nghề bắt rắn, tôi chưa bao giờ bắt gặp loài rắn nào như vậy. Đó là một loài rắn rất hiếm", anh Adil Mirza nói.

Con rắn hổ mang dài khoảng hơn 1 mét đã được gửi đến một trung tâm cứu hộ tại vườn thú Dehradun, nơi các bác sĩ thú y sẽ kiểm tra nó.

BB Martolia, DFO Kalsi, cho biết: Sau khi các bác sĩ kiểm tra, họ sẽ quyết định thả con rắn ra hay giữ nó để nghiên cứu.

 

Theo các chuyên gia, sự lớn lên của hai đầu ở con rắn là do một bất thường về gen. Tỷ lệ sống sót của những con rắn như vậy là rất thấp.

>> Xem thêm: Bị đánh, rắn hổ mang giả vờ chết để trả thù

Vào tháng 8 năm ngoái, một con rắn hổ mang hai đầu hiếm gặp đã được giải cứu ở Kalyan của Maharashtra. Russell's viper là một trong những loài rắn độc nhất ở Ấn Độ.

Vào tháng 12/2019, một con rắn hai đầu khác cũng được tìm thấy ở làng Ekarukhi thuộc dãy rừng Belda ở Tây Bengal.

"Đây hoàn toàn là một vấn đề sinh học như con người có thể có hai đầu hoặc hai ngón tay cái, tương tự như loài rắn này có hai đầu. Điều này không liên quan đến niềm tin thần thoại hay tâm linh.

 

Tuổi thọ của những con vật như vậy tăng lên khi chúng được nuôi nhốt, chăm sóc cẩn thận. Tuổi thọ của loài rắn hai đầu này cũng có thể tăng lên nếu nó được bảo tồn”, Herpetani Kaustav Chakraborty chia sẻ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm