Khám phá

Giải mã 5 xác ướp nghìn tuổi, phát hiện bất ngờ

Công trình nghiên cứu lần này được thực hiện trên 5 xác ướp cổ đại ở Nam Mỹ và Ai Cập.

Phát hiện xác ướp người đàn ông gục chết trên chiếc thuyền dạt vào bờ, các nhà khoa học cũng sững sờ không giải thích được điều kỳ lạ trước mắt / Sự thật bất ngờ về 'xác ướp người ngoài hành tinh' ở Chile

Theo một nghiên cứu, xác ướp 4.000 năm tuổi có sự tích tụ cholesterol trong động mạch. Điều này có thể chứng tỏ bệnh tim có thể phổ biến hơn ở thời cổ đại hơn mọi người từng nghĩ.

Trong các nghiên cứu trước đây, khi kiểm tra động mạch cùng tim bằng cách sử dụng phương pháp chụp cắt lớp và chụp cắt lớp vi tính X-quang. Kết quả cho thấy phần nào bức tranh về bệnh tim có thể lan rộng thời điểm hàng nghìn năm trước.

Công trình nghiên cứu lần này được thực hiện trên 5 xác ướp cổ đại ở Nam Mỹ và Ai Cập đã phát hiện ra những vấn đề về tim mạch, đặc biệt là vơ vữa động mạch và tắc động mạch.

Giai ma 5 xac uop nghin tuoi, phat hien bat ngo
Xác ướp cổ nhất cách đây 4.000 năm tuổi

Ông Mohammad Madjid, trợ lý giáo sư y học tim mạch tại Trường Y McG, thuộc Trung tâm Khoa học Y tế thuộc Đại học Texas, cho biết đã nghiên cứu về bệnh tim mạch trong khoảng 20 năm qua và đặt câu hỏi liệu đó có phải là căn bệnh hiện đại.

Để giải đáp điều này, Madjid và các đồng nghiệp đã thu thập các mẫu động mạch từ năm xác ướp có niên đại từ năm 2.000 trước Công nguyên đến năm 1000 sau Công nguyên.

Những xác ướp được nghiên cứu gồm xác ướp của ba người đàn ông và hai người phụ nữ, những người ở độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi.

Phân tích của họ cho thấy các tổn thương từ cholesterol, mảng bám làm tắc nghẽn động mạch và dẫn tới những cơn đau tim. Đây là bằng chứng đầu tiên về tổn thương ở tim của người cổ đại.

Trong một nghiên cứu khác trên một xác ướp thời kỳ băng hà cho thấy người này có thể đã qua đời sau một cơn đau tim. Điều này chứng tỏ vấn đề tim mạch đã có từ cổ xưa.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm