Khám phá

Giải mã bàn thờ 1.500 năm tuổi của người Maya cổ

Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một bàn thờ bằng đá được chạm khắc gần 1.500 năm tuổi ở thành phố La Corona của văn minh Maya cổ đại, nằm sâu trong những khu rừng rậm phía bắc quốc gia Trung Mỹ Guatemala.

Bí ẩn gần 5 thập niên về cái chết của phi hành gia Yuri Gagarin / Hổ mang chúa đoạt mạng rắn săn chuột trong ‘một nốt nhạc’

 Nhà khảo cổ Marcello Canuto nghiên cứu bàn thờ cổ 1.500 tuổi của người Maya.
Nhà khảo cổ Marcello Canuto nghiên cứu bàn thờ cổ 1.500 tuổi của người Maya.

Theo Live Science, phát hiện trên, được công bố vào ngày 12/9/2018 tại Bảo tàng Khảo cổ và Dân tộc học Quốc gia tại thủ đô Guatemala, là di tích lâu đời nhất được ghi nhận tại thành cổ La Corona của nền văn minh Maya (kéo dài từ năm 250 – 900 sau công nguyên).

Từ các hoa văn, hình ảnh chạm khắc trên bàn thờ, các nhà nghiên cứu nhận định, nó thuộc về triều đại Kaanul hùng mạnh, cai trị hầu khắp vùng đất thấp Maya trong suốt 200 năm.

“Việc phát hiện bàn thờ cổ này cho phép chúng tôi xác định một vị vua hoàn toàn mới của La Corona. Người này dường như có mối quan hệ chính trị chặt chẽ với thủ đô của vương quốc Kaanuel, Dzibanche, và với thành phố El Peru-Waka gần đó”, Marcello Canuto, giám đốc Viện nghiên cứu Trung Mỹ tại Đại học Tulane kiêm đồng giám đốc của Dự án khảo cổ khu vực La Corona (PRALC), cho biết.

Cụ thể, bàn thờ đá vôi có khắc hình một vị vua chưa từng được biết đến trước đây, Chak Took Ich'aak, mang theo một con rắn hai đầu. Theo ông Canuto, đối với người Maya, rắn hai đầu là hiện thân của các vị thần bảo trợ cho vùng đất. Cũng vì lẽ đó, những người cai trị trong triều đại Kaanul còn được gọi là “vua rắn”.

 

Bên cạnh hình chạm khắc này là một cột chữ tượng hình chỉ ra sự kết thúc của một nửa katun (đơn vị đo thời gian) trong lịch long count của người Maya cổ, tương ứng với ngày 12/5 năm 544.

“Qua nhiều thế kỷ trong thời kỳ Cổ điển, các vị vua Kaanul đã thống trị phần lớn vùng đất thấp Maya. Bàn thờ này chưa thông tin về chiến lược mở rộng lãnh thổ ban đầu của họ. Điều này chứng tỏ, La Corona đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch này ngày từ đầu”, ông Tomas Barrientos, đồng giám đốc dự án PRALC kiêm lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ và Nhân chủng học tại Đại học Thung lũng Guatemala, bổ sung.

Canuto và Barrientos đã nghiên cứu La Corona từ năm 2008. Họ chỉ đạo các cuộc khai quật, dịch chữ tượng hình và khảo sát khu vực bằng rada phát sáng từ tia laser, từ đó lập ra bản đồ địa hình. Họ cũng tham gia phân tích hoá học và vật liệu.

Sau những phát hiện trên, nhóm nghiên cứu tiếp tục làm việc để tìm hiểu xem những bí mật khác về vương quốc Kaanul đã cai trị vùng đất thấp Maya như thế nào.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm