Giải mã bí ẩn "Bài hát ma ám" Gloomy Sunday khiến hơn 100 người tự tử
Cận cảnh "thợ săn" đào tìm ngà voi ma mút trong lớp băng vĩnh cửu ở Nga / Tìm thấy bằng chứng về 'quần thể ma' của người cổ đại
Âm nhạc là liều thuốc tinh thần cho đời sống con người, nhưng trên thế giới lại tồn tại một bài hát ma ám ẩn chứa u buồn, gây ra những hiện tượng bí ẩn và những cái chết vì tự sát.
Hiện tượng bí ẩn và những cái chết vì tự sát tồn tại quanh bài hát Gloomy Sunday đã làm mọi người gọi bài hát đó là bài hát ma ám. Sau một loạt những cái chết có liên quan, bài hát này đã bị cấm ở rất nhiều nước.
Được biết, vào một buổi chiều cuối năm 1932 tại thủ đô Paris, Pháp, trong không khí u ám, lạnh lẽo của một chiều mưa; nhạc sĩ dương cầm Rezso Seress đang ngồi chơi đàn bên cửa sổ. Chính ngoại cảnh u buồn ấy đã gợi cảm hứng để những giai điệu đầu tiên cho một bản nhạc mới dần xuất hiện trong ông và chỉ nửa tiếng đồng hồ sau, tác phẩm ấy đã ra đời. Đó chính là bản nhạc Gloomy Sunday (tạm dịch là: Ngày Chủ nhật u buồn).
Bản nhạc này thể hiện tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng của một người đàn ông thất tình, “ngồi một mình, nghe hơi mưa”, đợi chờ một tình yêu đích thực. Đây cũng chính là tâm trạng của nhạc sĩ Rezso trong những tháng ngày ấy. Anh đã dành trọn tình yêu cho một người phụ nữ nhưng cô đã cự tuyệt anh. Rezso luôn tôn thờ và hy vọng vào tình yêu này, do vậy khi bị từ chối, anh vô cùng khổ đau và choáng váng. Trong nỗi thất vọng về tình yêu không được như ý, anh đã đặt bút viết nên bản nhạc sầu thảm nhất trong cuộc đời mình.
Anh đã đem chính trái tim và tâm hồn tràn ngập nỗi đau buồn, thất vọng và chán chường của mình đặt vào bản nhạc. Ca khúc được viết ở cung Đô thứ buồn bã và người ta nói rằng chỉ riêng phần nhạc thôi cũng đã đủ để khiến một người rơi vào trạng thái chán nản cùng cực, chưa nói đến những lời ca vô vọng.Tại thời điểm đó, bản nhạc này đã bị coi là "kẻ sát nhân" độc ác đã gây ra những cái chết lạ lùng cho những người nghe nó, không phân biệt tuổi tác hay tầng lớp.
Những vụ tự sát liên tiếp sau khi nghe Gloomy Sunday
Đầu tiên là cái chết của một người đàn ông sống tại thủ đô Budapest (Hungary). Sau khi yêu cầu ban nhạc ở một quán cafe đông đúc chơi bản “Gloomy Sunday”, anh ta đã dùng súng tự tử ngay trên đường về nhà, trong một chiếc taxi. Một tuần sau đó, tại thủ đô Berlin (Đức), một nữ nhân viên bán hàng được tìm thấy treo cổ bằng một sợi dây thừng trong căn hộ của cô. Cảnh sát điều tra vụ tự sát cho biết dưới chân cô gái là tờ nhạc “Gloomy Sunday”.
Sau đó, một người đàn ông 82 tuổi đã nhảy từ cửa sổ của căn hộ tầng 7 sau khi chơi bài hát này bằng piano; một cô bé 14 tuổi nhảy xuống sông tự tử khi trong tay còn đang cầm một bản copy của "Gloomy Sunday", một cậu bé đang đi trên đường bỗng dừng lại, dốc sạch tiền trong túi ra cho người ăn xin chơi bản nhạc "Gloomy Sunday" rồi chẳng nói chẳng rằng đi tới một cây cầu, nhảy xuống sông tìm đến cái chết...
Tại Anh, các công ty truyền thông nước này đã phải cấm phát nhạc này trong những buổi phát thanh thường lệ trên làn sóng của mình. Lệnh cấm lưu hành bài hát được nhiều nước đưa ra, nhưng càng cấm thì bài hát càng nổi tiếng, càng được nhiều người tò mò để… nghe thử. Có tới 15 quốc gia đã đâm đơn kiện buộc tội Rezso có liên quan đến những cái chết này.
Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, người ta dần lãng quên đi những ám ảnh đau đớn mà “Ngày chủ nhật u buồn” đã gây ra. Nó bắt đầu trở lại trên truyền thông bằng những bản hợp tấu chứ không phải nguyên gốc nữa.
Thế nhưng, “Quốc ca của những kẻ tự tử” vẫn còn quay trở lại bằng những cái chết tiếp diễn khiến cơ quan truyền thông Anh lại phải tái ban hành lệnh cấm đặc biệt đối với bản nhạc.
Không chỉ dừng lại ở đó, tại nhiều buổi biểu diễn, nhiều ca sĩ chết trong lúc hát, khán giả đột tử trong lúc nghe.Có lẽ do quá ám ảnh vì sự chết chóc mà “Gloomy Sunday” đem lại nên đến năm 1968, Rezso cũng tự kết liễu cuộc đời mình bằng một sợi dây oan nghiệt.
Khoa học lý giải
Khi những tin đồn chết chóc xung quanh bản nhạc u sầu này lan rộng, các nhà nghiên cứu đã lên tiếng giải thích nguyên do những vụ tự tử một cách khoa học để dẹp đi sự lo lắng của mọi người. Các nhà khoa họccho rằng điện ảnh, âm nhạc, trò chơi… có thể tác động tới tâm lý của con người nhưng không mang tính quyết định. Vào thời điểm bản nhạc ra đời, Hoa Kỳ và châu Âu đang trong giai đoạn phát triển nền công nghiệp.
Kinh tế – xã hội lâm vào thời kì khủng hoảng, suy thoái trầm trọng sau Chiến tranh thế giới thứ I, thất nghiệp gia tăng, rồi chết chóc, thương vong vương lại từ chiến tranh… Tất cả đã tác động mạnh đến tâm lý người dân và đưa họ rơi vào trạng thái mất phương hướng, trầm cảm, bi quan về cuộc sống. Lúc này, chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài như âm nhạc, phim ảnh… có tính sầu thảm sẽ rất dễ đưa họ đến quyết định tiêu cực. Bản nhạc với giai điệu ảm đảm, sầu buồn chỉ là “giọt nước tràn ly”, cùng với đó là sự thêu dệt của dư luận tạo nên xu hướng “tự tử dây chuyền” vào thời điểm đó. Tất cả chỉ là do con người và bối cảnh thời kỳ đó khiến bài hát này tự dưng trở thành một nỗi ám ảnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào