Khám phá

Giải mã bí ẩn cuối đời và di chúc của Võ Tắc Thiên

Một đời lừng lẫy, tới lúc chết, Võ Tắc Thiên bỗng nhu mỳ đến lạ. Những lời trăng trối trước phút lâm chung của bà hoàng ẩn chứa bí mật gì.

Lê Xuân Khiêm: 'Đừng cúi đầu làm nô lệ' / Hòn đảo 'nhuốm máu' của Đài Loan từng bị Trung Quốc nả đạn tơi tả

Người đàn bà cao ngạo, tham vọng ngút trời như Võ Tắc Thiên, cớ sao trước phút lâm chung, lại muốn rũ bỏ hào quang một đời gây dựng để cam tâm tình nguyện trở về thân phận khiêm nhường là nàng dâu họ Lý?

Lịch sử thế giới đã ghi danh những người đàn bà chiếm giữ đỉnh cao quyền lực như: Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra, Nữ hoàng Anh Elizabeth, Nữ Hoàng Nga Catherine và Nữ hoàng Võ Tắc Thiên... Do đặc điểm xã hội, của mỗi quốc gia, đường đến ngai vàng của những người đàn bà này chẳng mấy giống nhau.

Để leo tới đỉnh chóp bu của quyền lực, Võ Tắc Thiên không từ thủ đoạn gian xảo có, tàn độc, ác hiểm cũng có. Năng lực trị quốc của Võ Mị Nương chẳng kém gì Tiêu thái hậu. Sự tàn độc của người đàn bà này thậm chí còn vượt qua Lữ hậu và Từ Hy thái hậu. Riêng tham vọng quyền lực thì ngút tới đỉnh cao khôn cùng.

Tượng Phật được đúc dưới thời Võ Chu.
Tượng Phật được đúc dưới thời Võ Chu.

Nhưng điều khiến hậu thế không khỏi thắc mắc, ấy là, vì sao di chúc của Võ Tắc Thiên lại khiêm tốn và đầy thiện ý tới mức đáng kinh ngạc? Tới phút lâm chung, thụy hiệu mà Võ Tắc Thiên muốn dùng không phải là hoàng đế mà là Đại thánh hoàng hậu. Bà can tâm tình nguyện trở về với thân phận khiêm nhường là một nàng dâu của dòng họ Lý. Bà khoan dung, thậm chí “lấy lòng” con cháu họ hàng những kẻ thù trên chính trường của mình là Vương hoàng hậu, Tiêu Thục phi, Trử Toại Lương, Hàn Viện, cho bọn họ được phục hồi cơ nghiệp.

Những trăn trối ấy dường như trái ngược hoàn toàn với tính cách cao ngạo, với vẻ uy phong tột bậc thường ngày của Võ Mị Nương và phủ định toàn bộ sự nghiệp mà bà dày công gây dựng. Điều gì đã khiến người phụ nữ quyền uy ấy chấp nhận rũ bỏ toàn bộ vinh hoa danh vọng, rũ bỏ cả một vương triều mà mình dốc tâm dốc lực lập ra để trở về với thân phận là một nàng dâu không hơn không kém?

Để giải mã những lời trăng trối của bà hoàng, chúng ta không thể phán đoán một cách nông cạn theo kiểu lấy sự việc luận sự việc, mà cần liên hệ tới hàng loạt quan trọng liên quan tới di chúc này. Thậm chí, phải tìm đáp án từ chính trong cuộc sống hay tâm lý của Võ Tắc Thiên.

Trong những tháng năm cuối đời, tinh thần của bà hoàng luôn buồn bã, ảm đạm. Còn nhớ, lúc Võ hậu mới lên ngôi, mọi thứ đều bao phủ một màu huyền bí. Khi ấy, Võ Tắc Thiên cho rằng mình sánh ngang với trời, không gì là không thể làm được. Sử sách chép rằng, Võ Tắc Thiên vào những năm cuối đời còn mọc răng. Vì điều ấy, bà ta càng vỗ ngực cho rằng, bản thân vượt trội hơn hẳn chúng sinh. Khi xưng đế, Võ Tắc Thiên 66 tuổi, hơn thất thập, nhan sắc của bà vẫn chẳng có dấu hiệu đổi thay, tinh lực vô cùng sung mãn. Năm 74 tuổi, bà dùng thuốc trường sinh, nuôi ước vọng đạt tới cảnh giới trường sinh bất lão nhờ phép dưỡng sinh của Đạo gia.

 

Đến cuối đời người phụ nữ ấy bỗng nhu mỹ đến lạ
Đến cuối đời người phụ nữ ấy bỗng nhu mỹ đến lạ

Thiên hạ vô cùng kinh ngạc trước những lời trăng trối của Võ Tắc Thiên, cho rằng đây chẳng qua là sự lựa chọn bất đắc dĩ nhưng cũng đầy sáng suốt của bà. Họ đâu biết rằng, sự sáng suốt cũng cần được hậu thuẫn bởi sự cảm ngộ. Với phong thái tôn quý vốn có của mình, Võ Tắc Thiên không hề “phản kích” dù chỉ một chút sau khi thất thế. Điều ấy cho thấy, bà đã thay đổi. Không chỉ vậy, Võ hậu còn tận dụng khoảng thời gian cuối cùng trên cõi đời để sửa lại những án oan, án sai do mình gây nên, dám thừa nhận sai lầm của mình. Điều này không thể giải thích bằng những từ “bất đắc dĩ” và “sáng suốt”. Bởi dù không làm vậy, sự tôn quý vốn có của bà cũng chẳng bị ảnh hưởng phần nào. Liệu hậu thế có bao nhiêu người đứng đầu các vương triều dám hành xử như Võ Mị Nương?.

Đã tới lúc Võ hậu cảm thấy có phần mệt mỏi, bà muốn được an nghỉ và quay trở về với thân phận nàng dâu của Lý gia.

Trước lúc lâm chung, Võ Tắc Thiên đã khoan dung, lượng thứ một cách đầy thiện ý cho những kẻ địch trên chính trường lẫn tình địch của mình. Bà còn yêu cầu được chôn cất ở Càn Lăng, hợp táng cùng chồng là Đường Cao Tông Lý Trị, rũ bỏ hư danh hoàng đế mà quay về với thân phận hoàng hậu.

Vì những lời dặn dò trước lúc ra đi ấy, dưới sự hộ tống của con trai là Trung Tông hoàng đế, linh cữu của Võ Tắc Thiên đã được đưa về Trường An hợp táng với Đường Cao Tông ở Càn Lăng. Bà đã vĩnh viễn được an nghỉ trong thái miếu của Lý Đường, được sự tôn kính của con cháu Lý thị. Tới tận triều đại của Đường Huyền Tông, nhà vua vẫn tôn bà là Tắc Thiên Thuận Thánh Hoàng Hậu.

Như vậy, di chúc trước phút lìa xa cõi đời của Võ Tắc Thiên tưởng chừng tầm thường là vậy lại toát lên cái phi phàm ẩn chứa trong con người bà – một nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong phong kiến cổ đại Trung Quốc.

 

Võ Tắc Thiên: Ngàn năm “công” và “tội”

Nếu nói về sự độc ác tàn bạo cũng khó ai bằng Võ Tắc Thiên, để dọn đường lên ngai vàng bà sẵn sàng giết chết con trai mình, phế hết thái tử này đến thái tử khác để nắm trọn vẹn quyền lực trong tay.

Con đường dẫn đến ngai vàng của người đàn bà này đã vấy máu bao người, kể cả họ hàng thân thích, từ con đẻ đến chị ruột, cháu ruột...

Công thì cũng không kém phần

Để dọn đường dư luận cho việc lên ngôi Hoàng đế, Võ Chiêu Nghi đã giao cho giới tăng đồ xây dựng bộ Đại Vân Kinh gồm 4 tập, với nội dung bà nguyên là , xuống trần thế để làm vua nhà Đường! Sau đó, bà ra lệnh xây dựng hệ thống chùa Đại Vân ở các châu, các quận nhằm ban bố rộng rãi Đại Vân Kinh.

 

Triều đại nhà Đường dưới thời Hoàng đế Võ Tắc Thiên ở vào thời kỳ cực thịnh, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa. Võ Hoàng đế yêu thích và quan tâm tới thi, ca, nhạc, họa... nên văn học, sử học đạt nhiều thành tựu to lớn.

Đích thân bà triệu tập các nhà Nho có tên tuổi soạn thảo nên bộ “Đại Bách khoa toàn thư” đầu tiên trên thế giới và rất nhiều bộ sách đồ sộ, có giá trị về văn học, sử học, luật pháp...

Luận công và tội của bà cũng ngang bằng nhau
Luận công và tội của bà cũng ngang bằng nhau

Bà còn là tác giả của nhiều bộ sách quý, như “Thủy cung tập” 100 quyển và “Kim luân tập” 10 quyển, “Thần quỹ – Phép tắc của bề tôi”, tổng cộng 10 chương, trong đó 2 chương “Liêm khiết” và “Lợi nhân” nhấn mạnh “Cái gốc của việc dựng nước tất ở nông dân”. Bà cũng tự chế Đại nhạc, đã từng dùng 900 vũ công biểu diễn.

 

Chế độ thi cử dưới thời Hoàng đế Võ Tắc Thiên cũng có nhiều cải cách. Khoa cử có thêm môn Võ và chế độ thi “Điện thí” do đích thân nhà vua chủ trì khoa thi trước điện rồng. Bốn triều sau đó là Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều kế tiếp duy trì chế độ khoa cử do bà khai sáng. Có thể thấy nhãn quan của Võ Tắc Thiên nhìn rất xa, khó có ông vua nào trước đó theo kịp.

Ngoài ra, hàng năm Nữ hoàng đều tuyển rất nhiều thiếu niên anh tuấn vào cung, giúp Nữ hoàng “hồi xuân”...Vì thế, trong dân gian mới đồn rằng, Nữ hoàng Võ Tắc Thiên có công đưa đất nước trở nên thái bình, hưng thịnh, nhưng cũng là người đàn bà hoang dâm vô độ lưu lại tiếng xấu cho muôn đời sau.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm