Giải mã bí ẩn quạ 'than khóc” và tạo thành một “đám ma quạ'
Phát hiện thêm một xác ướp 1000 năm vẫn còn nguyên tóc, lông mi cong vút / "Xác sống" đe dọa Trái Đất ẩn mình dưới Bắc Băng Dương
Các khoa học gia đã quan sát được hiện tượng này từ rất lâu, nhưng mãi đến gần đây mới có thể giải thích được vì sao quạ lại làm như vậy. Đó là vì chúng muốn tìm hiểu xem có điều gì nguy hiểm trong khu vực sống của chúng.
Theo Kaeli Swift – trưởng nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Washington đã sử dụng những con chim nhồi bông để đóng giả quạ chết tại các khu vực có nhiều quạ.
Nghiên cứu bao gồm 3 bối cảnh nguy hiểm: một người đeo mặt nạ cầm xác quạ; một người đứng cạnh chim ưng đang đậu; một người đứng cạnh chim ưng đang đậu cùng một xác quạ. Mặt nạ được sử dụng để kiểm tra xem quạ có thể nhớ được mặt người không, vì các ứng viên tham gia nghiên cứu là khác nhau.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả quạ đều có phản ứng giống nhau khi nhận thấy điều bất thường: chúng kêu rất to và gọi các con quạ khác ở gần đó đến. Trong ba bối cảnh do nhóm nghiên cứu đặt ra, đàn quạ có phản ứng mạnh nhất với trường hợp thứ ba. Theo đó, những con quạ sẽ trở nên cảnh giác hơn khi tìm thấy xác đồng loại và nhận biết được kẻ thù nguy hiểm.
Thí nghiệm nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, quạ có khả năng ghi nhớ mặt người xuất sắc trong suốt nhiều năm. Với kỹ năng này, chúng có thể ghi nhớ được gương mặt của kẻ thù, các mối đe dọa đến sự sống còn của chúng. Từ đó, đàn quạ có thể sống rất "thọ" và có biện pháp ứng phó với những mối nguy hiểm. Theo đó, chúng thường kêu rất to để báo cho đồng loại biết có nguy hiểm khi trông thấy những người đeo mặt nạ mà chúng nhìn thấy từ nhiều năm trước đi vào khu vực sinh sống của chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo