Khám phá

Giải mã cái chết đột ngột của Võ Tắc Thiên sau 1 năm thoái vị: Bị chính sủng nam của mình xuống tay?

Giả thiết nghiệt ngã liên quan đến sự ra đi đột ngột của vị nữ đế Trung Hoa 'khét tiếng' một thời khiến hậu thế day dứt khôn nguôi.

Danh tính nữ tể tướng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa: Tình trường 'dữ dội', dám yêu cả sủng nam của Võ Tắc Thiên / AI khôi phục chân dung Võ Tắc Thiên, nhan sắc ra sao mà làm gián đoạn nhà Đường?

Võ Tắc Thiên (17/2/624 SCN - 16/12/705 SCN) hay còn gọi là Võ Mị Nương là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Và sinh ra trong một gia đình quyền quý, từ nhỏ đã được giáo dục đầy đủ. Năm 14 tuổi, Võ Mị Nương tiến cung, sớm chiếm được cảm tình của Đường Thái Tông vì tính cách mạnh mẽ và sự thông minh hơn người của mình.

Tranh vẽ và ảnh phục dựng AI của Võ Tắc Thiên

Ngày 10/7/649, Đường Thái Tông Lý Thế Dân qua đời, Võ Mị Nương khi đó mới 25 tuổi theo quy tắc phải cùng những phi tần khác sống trong am ni cô. Thế nhưng Thái tử kế vị Đường Thái Tông là Đường Cao Tông Lý Trị lại si mê bà, quyết đón người trong mộng về cung và phong làm Chiêu Nghi. Con đường quyền lực của mỹ nhân họ Võ càng rộng mở hơn khi vua muốn phế truất Vương Hoàng hậu và đưa bà lên vị chí chủ hậu cung, bất chấp sự phản đối của các đại thần, trong đó có cả Trưởng Tôn Vô Kỵ - cậu của Đường Cao Tông. Bằng sự thông minh, khéo léo vốn có, Võ thị đã ngấm ngầm lôi kéo được nhiều đại thần ủng hộ mình và đại được mục đích lên ngôi hậu.

Lý Trị tìm mọi cách đưa Võ Mị Nương ra khỏi am ni cô - Ảnh minh họa

Từ đây, lấy cớ giúp vua lo chuyện triều chính, Võ hậu ngấm ngầm thâu tóm quyền lực. Đến năm 660, bà buông rèm nhiếp chính khi Đường Cao Tông bệnh nặng. Dù lần lượt đưa hai con trai lên ngôi nhưng dường như Võ hậu không hài lòng với bất kì ai nên đến tháng 9/690, bà chính thức đăng cơ,tự xưng là Hoàng đế thánh thần, đổi quốc hiệu thành Chu.

Võ Tắc Thiên nhiều năm nắm quyền, là một hoàng đế giỏi cai trị - Ảnh minh họa

Nhờ sự cai trị của Võ Tắc Thiên mà đất nước đã có nhiều cải cách lớn, sâu sắc nhất là cải cách thi cử, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân. Có thể nói tài năng chính trị, các sáng kiến cải cách và khả năng kiểm soát quyền lực của bà là điều không còn gì để bàn cãi. Thế nhưng "lắm tài thì nhiều tật", Võ Tắc Thiên đam mê sắc dục, nuôi vô số nam sủng trong cung. Dù vậy, đến cuối đời bà vẫn phải chết trong cô độc.Sử sách nhà Đường ghi lại sự kiện này rất sơ sài: "Tuổi già đau ốm, buộc phải nhường ngôi cho Thái tử, chưa đầy một năm sau thì băng hà". Một vị nữ đế tài giỏi, cả đời nắm quyền lực tối thượng mà khi ra đi lại không rõ ràng như vậy sao?

Võ Tắc Thiên đam mê sắc dục, nuôi nhiều nam sủng trong cung để hầu hạ mình

Dựa trên các chứng cứ lịch sử, nhiều nhà sử học hiện đại ở xứ sở tỷ dân đã đặt giả thuyết nguyên nhân sự ra đi đột ngột của Võ Tắc Thiên là bị ám sát. Hung thủ chính là hai nam sủng được bà trọng dụng lúc cuối đời là Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông. Được biết, thời đó có tục lệ nữ hoàng băng hà thì nam sủng sẽ được tuẫn táng chôn theo. Hai tên nam nhân ham sống sợ chết lúc Võ Tắc Thiên ốm liệt giường đã ngày đêm túc trực, không cho phép bất cứ đại thần nào vào gặp. Tất cả tấu chương, chiếu chỉ, mệnh lệnh đều do 2 người này "truyền đạt lại" chứ không ai trực tiếp tiếp xúc với Võ hậu. Tin đồnVõ Tắc Thiên bị Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông mưu sát và dùng danh nghĩa của bà để phát ra hàng loạt các chế lệnh nhận được sự đồng tình lớn. Phải chẳng hai anh em họ Trương muốn học thái giám Triệu Cao giả mạo thánh chỉ của Tần Thủy Hoàng để hại chết Thái tử Lý Hiến, thành lập triều đình của riêng mình?

Dù không rõ thực hư ra sao nhưng khi được phát hiện, Võ Tắc Thiên chỉ còn là cái xác khô. Hai tên nam sủng Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông cũng không thoát kiếp bị xử tử tàn khốc.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm