Việt Nam thuộc triều đại nào ở thời kỳ Võ Tắc Thiên? Tên gọi và tình hình nước ta khi đó thế nào?
Việt Nam thuộc triều đại nào ở thời Tây Du Ký? Tên gọi nước ta ngày đó và bí ẩn về Tây Thiên không phải ai cũng biết / Việt Nam thuộc triều đại nào thời Tần Thủy Hoàng? Người đứng đầu khi đó 99% dân Việt đều biết
Nhà Đường, còn gọi là Đế quốc Đại Đường là giai đoạn lịch sử quan trọng của Trung Quốc, kéo dài từ năm 618 – năm 907. Nhà Đường được thành lập bởi gia tộc họ Lý, có một thời kỳ bị gián đoạn (690 – 705) khi Võ Tắc Thiên lên ngôi, lập ra nhà Võ Chu.
Dưới thời nhà Đường và triều đại của Võ Tắc Thiên, lãnh thổ Trung Quốc rất rộng lớn, được đánh giá là rộng hơn bất kỳ triều đại nào trước đó. Vậy thời điểm này ở Việt Nam đang là triều đại nào?
Nhìn lại lịch sử, năm 684 Võ Tắc Thiên bãi bỏ Lý Hiển (Đường Trung Tông) và lập Dự vương Lý Đán lên ngôi vua (Đường Duệ Tông). Nhưng 6 năm sau, Võ Chiếu đã bãi bỏ luôn đứa con này của mình mà xưng đế, lập nhà Võ Chu. Bà dời đô về Đông Đô (Lạc Dương), đổi tên là Thần Đô, song kinh đô trên pháp luật vẫn là Trường An.
Giai đoạn này ở Việt Nam là thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba. Theo các sử gia, Bắc thuộc lần thứ ba trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ 602 – 905 (hoặc năm 939). Mở đầu thời kỳ này là khi Tùy Văn Đế sai Lưu Phong đến đánh chiếm Vạn Xuân, vua Lý Phật Tử sợ giặc nên đã đầu hàng. Ông bị bắt sang Trung Hoa lưu đày. Miền Bắc Việt Nam khi đó bị xếp thành một châu của nhà Tùy, gọi là Châu Giao.
Năm 618, nhà Đường lật đổ nhà Tùy, lập ra Đại Đường. Khâu Hòa khi đó là đại tổng quản đã xin hàng phục vào năm 622, Việt Nam lại trở thành thuộc địa của Đại Đường. Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 3 này kéo dài hơn 300 năm.
Năm 679, nhà Đường đổi quận Giao Chỉ trở lại thành châu Giao, đặt ra Phủ Đô hộ Giao Châu. Khi này, Lĩnh Nam có 5 đô hộ phủ, cai quản châu Giao, châu Quảng, châu Quế, châu Dung, châu Ung, gọi chung là Lĩnh Nam ngũ quản.
Về sau, nhà Đường lại đổi Phủ Đô hộ Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Đây cũng là cột mốc đánh dấu cho tên gọi An Nam trong lịch sử Việt Nam. Quan đứng đầu Phủ Đô hộ An Nam lúc bấy giờ được gọi là Kinh lược sứ, sau là Tiết độ sứ.
Nhà Đường đã bóc lột An Nam rất nặng nề vào thời kỳ đó. Hàng năm, An Nam phải cống nạp nhiều sản vật quý hiếm cùng những sản phẩm thủ công nghiệp. Ngoài ra người Việt khi ấy còn phải chịu nhiều loại tô thuế rất hà khắc. Riêng thuế muối tại Lĩnh Nam đã bằng 40 vạn quan tiền, ngoài ra còn có thuế đay, thuế bông, thuế gai cùng nhiều loại thuế ngoại suất.
Chịu ách thống trị độc ác, cùng với nhiều thiên tai, cướp há, người dân Việt Nam thời kỳ đó vô cùng căm phẫn. Mùa thu năm 687, người châu Giao là Lý Tự Tiên đã đứng lên lãnh đạo nhân dân nổi dậy. Quan nhà Đường cai trị khi đó là Lưu Diên Hựu đã thẳng tay đàn áp, giết Lý Tự Tiên. Nhưng Đinh Kiến – người cùng chí hướng với Lý Tự Tiên đã mang quân vây đánh ngược trở lại, chiếm được thành Tống Bình, giết tên Lưu Diên Hựu.
Trước tình cảnh đó, nhà Đường phải cho Tào Huyền Tĩnh (Tào Trực Tĩnh) đến dẹp loạn, giết Đinh Kiến. Nhà Đường lại một lần nữa tái lập sự cai trị ở Việt Nam.
Năm 713 (tức 8 năm sau khi Võ Tắc Thiên qua đời), ở châu Hoan có một người tự xưng vương, cho xây thành lũy, lập kinh đô Vạn An. Ông chính là vua đen Mai Thúc Loan. Mai Hắc Đế tiến đánh Tống Bình vào năm 714, khiến Thái thú nhà Đường là Quách Sở Khách cùng đám thuộc hạ không trở tay kịp, phải bỏ chạy về nước. Phải đến khi nhà Đường cho 10 vạn quân sang mới đàn áp được quân của Mai Hắc Đế.
Năm 791, anh em Phùng Hưng, Phùng Hải lại nổi dậy ở Phủ Đô hộ An Nam, khiến Tiết độ sứ Cao Chính Bình lo sợ phát bệnh mà chết. Phùng Hưng làm chủ được châu Giao, nhưng sau khi ông mất, con trai Phùng An lại đầu hàng Triệu Xương nhà Đường.
Năm 819, người Tày – Nùng khu vực phía Tây Bắc châu Giao nổi dậy chống nhà Đường. Tuy giành được một số chiến tích nhưng đáng tiếc lại không giữ được thành, cuối cùng bị bắt giết. Đến năm 820 thì cuộc khởi nghĩa này bị dẹp hẳn.
Xuyên suốt thời kỳ nhà Đường ở Trung Quốc, tại Việt Nam diễn ra rất nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ khác nhau, mong muốn giành lại độc lập. Nhiều lần quan đô hộ của nhà Đường đã phải bỏ phủ chạy giữ lấy mạng. Nhưng phải đến thế kỷ thứ 9 thì những cuộc nổi dậy mới thường xuyên hơn, đáng gờm hơn. Đáng chú ý là năm 905, một hào trưởng người Việt tên Khúc Thừa Dụ đã chiếm được phủ Đại La, tự xưng Tiết độ sứ. Bấy giờ Chu Ông nhân danh vua Đường đã thừa nhận Khúc Thừa Dụ. Người Việt Nam cũng khôi phục quyền tự chủ từ đó, chấm dứt giai đoạn Bắc thuộc lần thứ 3, kéo dài hơn 300 năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'