Giải mã gương mặt vặn vẹo, méo mó đáng sợ của pharaoh Ai Cập khiến giới khảo cổ sửng sốt
Giải mã bí ẩn Hoàng thành Thăng Long / Giải mã bí mật hầm mộ Capuchin nổi tiếng chứa 163 xác ướp trẻ em
Theo tờ Express, Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh có sức hút lớn nhất đối với giới khảo cổ học. Nhờ khảo cổ học, nhiều bí mật tuyệt vời về tổ tiên cổ đại của người Ai Cập đã được giải mã. Trong số những phát hiện đáng kinh ngạc về Ai Cập cổ đại, có một vị pharaoh ít được biết đến mà cuộc sống và cái chết của ông có vô số những điều bí ẩn, thu hút sự tìm tòi, khám phá của các nhà nghiên cứu.
Được người dân địa phương phát hiện vào năm 1871 và được các nhà Ai Cập học tiếp cận 10 năm sau đó, Royal Cache là một lăng mộ Ai Cập cổ đại chứa xác ướp và đồ tùy táng của hơn 50 vị vua, hoàng hậu và các thành viên hoàng gia khác của Tân Vương quốc Ai Cập (một giai đoạn lịch sử của Ai cập cổ đại kéo dài từ giữa thế kỷ thứ 16 trước Công nguyên đến thế kỷ 11 trước Công nguyên).
Bên cạnh các vị vua huyền thoại như Ramesses Đại đế và Seti I, thời kỳ này có một vị pharaoh ít được biết đến nhưng cuộc đời bí ẩn và cái chết "dữ dội" của ông khiến giới khảo cổ học vô cùng quan tâm.
Một dòng chữ trên nắp quan tài của vị pharaoh này có nội dung "Seqenenre the Brave" (Seqenenre dũng cảm) đã cung cấp manh mối đầu tiên về cách ông đã sống và chết.
Pharaoh Seqenenre đã gặp phải cái chết dữ dội, đau đớn. Ảnh Express. |
Tiến sĩ Richard Shepherd - một nhà nghiên cứu bệnh học pháp y nổi tiếng thế giới chuyên điều tra những cái chết đáng ngờ cho biết: "Khi chúng tôi nhìn vào gương mặt của ông ấy, đó chắc chắn là một gương mặt không bình thường. Nó rất méo mó. Toàn bộ mũi, mắt bên phải, sống mũi, mắt bên trái đều rất méo mó”.
Seqenenre là pharaoh Ai Cập duy nhất từng được tìm thấy với những vết thương dữ dội như vậy.
Chỉ ra những vết thương kinh hoàng ở một bên đầu của pharaoh Seqenenre, Tiến sĩ Shepherd nhấn mạnh: “Đây là một vết thương do tác động ngoại lực mạnh khủng khiếp. Não của ông ấy đã bị đập mạnh, tạo ra vết lõm giống như miệng núi lửa này. Vết thương này có vẻ hơi lạ, tôi nghĩ, một phần do xương đã bị nát vụn, có thể là do vũ khí đã bị rút ra sau đó. Nó đã khiến một mảnh của phần bên ngoài hộp sọ bị lật".
Gương mặt méo méo, vặn vẹo của vị pharaoh Ai Cập cổ đại. Ảnh Express. |
Tiến sĩ Shepherd đã cố gắng tìm hiểu cách pharaoh Seqenenre chết như thế nào bằng cách tiến hành một cuộc khám nghiệm tử thi đầy đủ duy nhất từng được thực hiện trên cơ thể của pharaoh Seqenenre.
Trước đó, một chuyên gia tên là Elliot Smith đã tiến hành khám nghiệm tử thi pharaoh Ai Cập này vào năm 1912, và kết luận rằng Seqenenre chết vì vết thương do rìu gây ra trong một trận chiến.
"Elliot Smith đã nói về một "cái rìu" trong báo cáo của ông ấy, và tôi muốn khẳng định điều đó một cách chính xác từ kiến thức của chúng tôi bây giờ", Tiến sĩ Shepherd tuyên bố.
"Khi tôi nhìn vào 2 vết thương này, điều tôi có thể nói là cả hai đều là những vết thương gây chết người. Thậm chí bạn có thể chỉ cần gặp một vết thương như thế cũng đủ gây ra cái chết", ông Shepherd nói thêm.
Những vết thương kinh hoàng trên mặt và trán. Ảnh Express. |
Cái chết "dữ dội" của pharaoh Seqenenre cũng từng được mô tả trong một cuốn sách được xuất bản năm 2005 của tác giả Gaston Maspero mang tên "Lịch sử Ai Cập, Chaldaea, Syria, Babylonia và Assyria, Tập 4".
Theo đó, tác giả Maspero viết: “Một cú đánh bằng rìu đã cắt đứt một phần má trái của ông ấy, làm lộ răng, gãy xương hàm và khiến ông ấy ngã xuống đất bất lực; một cú đánh khác đã làm hộp sọ bị thương nặng, và một con dao găm hoặc lao đã cắt vào trán bên phải, phía trên mắt một chút. Thi thể của ông ấy hẳn đã nằm yên tại nơi ông ấy ngã xuống một thời gian. Khi thi thể được tìm thấy, quá trình phân hủy đã bắt đầu, và việc ướp xác phải được tiến hành nhanh chóng hết sức có thể”.
Nhiều người tin rằng, những vết thương trên đầu của vị pharaoh là do một chiếc rìu của người Hyksos gây ra, và những vết thương khác ở cổ của ông là do một con dao găm gây ra khi ông đã nằm chết trên mặt đất.
Việc không có những vết thương ở cánh tay và bàn tay cũng cho thấy, vị vua này đã chết mà không thể tự vệ.
Một kết quả chụp CT năm 2021 cho thấy, pharaoh Seqenenre ở độ tuổi 40 khi ông qua đời, và đôi tay biến dạng của ông cho thấy vị pharaoh này từng bị giam cầm với hai tay bị trói.
Các vết thương trên mặt của pharaoh Seqenenre rất tương quan với vũ khí của người Hyksos, cho thấy ông có thể đã dẫn đầu các cuộc giao tranh quân sự chống lại người Hyksos và chết trong một trong những cuộc giao tranh này.
Xác ướp của pharaoh Seqenenre được tìm thấy trong lăng mộ Royal Cache |
Trong quá trình ướp xác Seqenenre, những người ướp xác được cho là đã cố gắng che giấu vết thương của vị vua. Các phương pháp được sử dụng cho thấy rằng, quá trình ướp xác diễn ra trong một xưởng ướp xác của Hoàng gia. Sau khi pharaoh Seqenenre hi sinh trên chiến trường, cuộc chiến chống lại người Hyksos vẫn tiếp diễn.
Con trai và người kế vị của Seqenenre là Wadjkheperre Kamose – người cai trị cuối cùng của Vương triều thứ XVII tại Thebes, được cho là đã phát động một chiến dịch thành công chống lại người Hyksos (vốn cai trị Hạ Ai Cập). Tuy nhiên, pharaoh Wadjkheperre Kamose cũng được cho là đã tử trận trong chiến dịch này.
Mẹ của pharaoh Kamose – vương hậu Ahhotep I được cho là đã trở thành người cai trị chính sau cái chết của con trai. Bà vẫn tiếp tục cuộc chiến chống lại người Hyksos cho đến khi Ahmose I – con trai thứ 2 của Seqenenre và Ahhotep I đủ trưởng thành để đảm nhận ngai vàng, hoàn thành việc trục xuất người Hyksos khỏi Ai Cập và thống nhất vương quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?