Giải mã 'hình nhân nhảy múa' 2.100 năm tuổi: Chuyên gia kinh ngạc phát hiện 'thứ bên trong'
Phát hiện nhiều mộ cổ, hài cốt được chôn trong bình lớn cực kỳ ‘độc lạ’ / Phát hiện ngôi mộ cổ nhất châu Phi ở Kenya
Trên công trường xây dựng cây cầu bắc qua sông Ob, đây cũng là cây cầu thứ 4 của thành phố Novosibirsk, các công nhân đã tìm thấy một bức tượng hình nhân nhảy múa cao khoảng 10cm.
Từ ngoại hình, khuôn ngực của bức tượng cổ không có đặc điểm rõ ràng nào của nữ giới, chính vì thế giáo sư Andrey Borodovsky, một nhà khảo cổ học nổi tiếng của Siberia nhận định đây là bức tượng được mô phỏng theo vũ công nam giới. Theo phong thái và động tác của hình nhân nhảy múa cho thấy anh ta đang tham gia vào một hoạt động tôn giáo đặc trưng của miền Bắc Ấn Độ.
Bức tượng vũ công nam giới mặc một chiếc áo sơ mi bằng lụa, bên dưới mặc một chiếc quần và bên ngoài cuốn thêm 1 lớp váy. Đây cũng là kiểu trang phục của Ấn Độ cổ đại.
Bức tượng hình nhân nhảy múa đang nghiêng người về bên phải, 2 tay giơ lên trên đầu, đầu nghiêng về phía bên trái. Điệu múa mà người này thể hiện được người cổ đại coi như một nghi lễ giao tiếp với các vị thần.
Theo chuyên gia, bức tượng chỉ là một phần nhỏ trong bộ sưu tập tượng mô phỏng các nghi lễ tôn giáo của người xưa. (Ảnh: Sohu)
Thành phần đồng của bức tượng chiếm 62,1%, còn lại là thiếc chiếm 15,3%; chì là 15,2% và kẽm là 7,4%, hoàn toàn không giống với đồ đồng hiện đại mà gần với đồ đồng cổ đại hơn.
Đây được xem là thành phần đáng kinh ngạc tạc nên bức tượng - một kỹ thuật phức tạp so với thời kỳ cách đây hàng nghìn năm.
Sau khi kiểm định, giáo sư Andrey Borodovsky đã xác định niên đại của bức tượng vũ công từ cách đây 2.100 năm, có xuất xứ từ Ấn Độ.
Bức tượng có thể là một phần nhỏ trong một bộ tượng mô phỏng các nghi lễ tôn giáo. Theo giáo sư Andrey Borodovsky, bức tượng được tìm thấy tại khu vực hẹp nhất của sông Ob, vốn là nơi người xưa chọn làm điểm vượt sông, là một phát hiện khảo cổ rất có ý nghĩa.
Ông cũng phỏng đoán rằng, bức tượng được chôn bên dòng sông có thể là của những du khách đã dâng tặng cho thần sông để chuyến hành trình của mình được thuận lợi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt