Khám phá

Ông cụ 70 tuổi dùng ngôi mộ cổ làm hầm chứa rau, chuyên gia kinh ngạc khi bước xuống tầng mộ sâu nhất

Ông cụ chỉ trưng dụng duy nhất không gian trên cùng của ngôi mộ, toàn bộ lối dẫn xuống dưới ông đều chặn lại, để nguyên trạng.

Xúc đất trên đồng, tình cờ lọt vào ngôi mộ cổ như "vượt thời gian" / Ngôi mộ cổ bị trộm đột nhập trên dưới 30 lần nhưng không một báu vật nào mất đi: Chủ mộ đã quá cao tay!

Ông cụ Jia Desheng 70 tuổi là người huyện Tuyên Hóa, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Một ngày nọ, trong lúc đi loanh quanh trong sân tìm chỗ đào hầm chứa rau, ông nhận ra một khoảng đất ở sân có dấu hiệu bất thường. Đất mềm xốp và dễ đào hơn những vùng xung quanh.

Ông cụ đào sâu xuống dưới thì bất ngờ nhận ra dưới sân nhà mình có một căn hầm lớn đã được đào sẵn, dường như đây là một ngôi mộ cổ. Thấy mộ không có quan tài, chỉ có một lối đi nhỏ dẫn xuống dưới nên ông cụ không nghĩ nhiều, vô tư sử dụng cái hầm đào sẵn này làm nơi chứa rau.

Ông cụ chỉ trưng dụng duy nhất không gian trên cùng của ngôi mộ, toàn bộ lối dẫn xuống dưới ông đều chặn lại vì cảm thấy mình sẽ không dùng đến.

Ông cụ 70 tuổi dùng ngôi mộ cổ làm hầm chứa rau, chuyên gia kinh ngạc khi bước xuống tầng mộ sâu nhất - Ảnh 1.

Dùng hầm chứa chưa được bao lâu thì tin tức ông Jia Desheng tìm thấy ngôi mộ cổ đã nhanh chóng truyền đến tai các nhà khảo cổ học.

Các chuyên gia đến khai quật mộ cổ, xuống đến tầng dưới của lăng mộ, cảnh tượng trước mắt khiến mọi người không thể tin được: Ngôi mộ cổ này không giống như những ngôi mộ cổ trước đây từng được khai quật, dưới lăng không có vàng bạc châu báu mà chỉ bày một bàn đầy thức ăn.

Kho báu trong lăng

Trong không gian bên dưới lăng có một bàn thờ và hai ghế gỗ, trên bàn thờ có các loại đĩa sứ lớn nhỏ, bát sứ, đèn dầu, ấm đun nước, một đĩa lớn đựng các loại hoa quả, bánh ngọt và các lễ vật khác. Căn phòng được cho là một gian thờ cúng và số thức ăn bày trên bàn là đồ lễ để cúng.

Một chuyên gia đã bất ngờ phát hiện một chiếc bình sứ ở trong góc tường. Chiếc bình sứ này có vai rộng, bụng tròn, đáy nhỏ bằng phẳng, toàn thân được tráng men đen và miệng được bịt kín bằng một cục vôi.

Để đảm bảo chất lỏng trong chai không bị hư hỏng các chuyên gia đã đóng gói và gửi đến Phòng thí nghiệm Trung tâm nghiên cứu khảo cổ và di tích văn hóa tỉnh Hà Bắc để kiểm tra.

Ông cụ 70 tuổi dùng ngôi mộ cổ làm hầm chứa rau, chuyên gia kinh ngạc khi bước xuống tầng mộ sâu nhất - Ảnh 3.

Những đồ vật được tìm thấy trong mộ (Nguồn: Sohu)

Giám đốc Trung tâm - Trịnh Thiệu Đông cẩn thận mở chai sứ và đổ chất lỏng trong chai ra, chất lỏng có màu đỏ hạt dẻ và có mùi thơm.

Không dám khẳng định chắc chắn đó là rượu nên ông đã gửi bình này đến trung tâm phòng thí nghiệm của Đại học Sư phạm Hà Bắc và phòng thí nghiệm của Nhà máy rượu Thạch Gia Trang để phân tích.

Hai đơn vị kiểm nghiệm đã sử dụng 8 phương pháp kiểm tra mẫu khác nhau, kết quả là: "Chất lỏng màu hạt dẻ trong chai sứ là sản phẩm nho có chứa cồn, nhưng nồng độ cồn rất thấp, có thể đã bị bay hơi do thời gian quá lâu". Nói cách khác, đây chính là rượu vang!

Ngoài việc lưu giữ trọn vẹn hình ảnh mâm cơm của thời đại này, trong lăng mộ của còn có nhiều bức tranh tường khá tinh xảo, các nhân vật sống động như thật, đủ thấy sự tinh tế của chủ nhân ngôi mộ.

Ông cụ 70 tuổi dùng ngôi mộ cổ làm hầm chứa rau, chuyên gia kinh ngạc khi bước xuống tầng mộ sâu nhất - Ảnh 5.

Hình ảnh trên tường của lăng mộ được phác họa lại (Nguồn: Sohu)

 

Dựa vào đồ tùy táng trong ngôi mộ và bình rượu thu thập được, các chuyên gia suy đoán rằng danh tính của chủ nhân ngôi mộ này phải là người giàu có hoặc một quý tộc. Bởi vì trong thời cổ đại, nho là một giống quý, không phải thứ mà người bình thường có thể nếm được.

Sau khi xác minh, các chuyên gia nhận định chủ nhân của ngôi mộ này là một người quý tộc thời nhà Liêu, có tên là Trương Văn Tảo. Theo văn bia, Trương Văn Tảo đã qua đời vào năm 1074. Điều này có nghĩa là ngôi mộ cổ này đã trải qua hơn 900 năm từ 1074 đến khi được khai quật vào năm 1993.

Việc khai quật lăng mộ của Trương Văn Tảo đã gây chấn động giới khảo cổ Trung Quốc. Vì vậy ngôi mộ được Cục Quản lý Di sản Văn hóa Trung Quốc chọn là một trong "Mười phát hiện khảo cổ Trung Quốc hàng đầu năm 1993".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm