Giải mã loài cây 'biết đi' duy nhất trên thế giới: Sự thật đằng sau hiện tượng kỳ lạ tại rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ
Thường xuyên bị muỗi đốt có phải do thịt thơm không? Câu trả lời của chuyên gia khiến nhiều người bất ngờ / Tại sao con người không có mùa sinh sản như động vật?
Loài cây này mang tên khoa học Socratea exorrhiza, là một loài cọ sinh sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới tại các quốc gia Trung và Nam Mỹ như Ecuador. Điểm đặc biệt ở loài cây này là hệ thống rễ dài, chắc khỏe, mọc vươn ra ngoài thân và đâm thẳng xuống đất, tạo nên hình dáng như những chiếc xúc tu hoặc chân mọc từ gốc cây.
Người ta gọi Socratea exorrhiza là “cây đi bộ” bởi chúng có thể tạo ra rễ mới theo hướng ánh sáng mặt trời để tiến về phía đó, trong khi các rễ cũ sẽ bật lên khỏi mặt đất, khô lại và mục nát. Cơ chế độc đáo này khiến cây có vẻ như đang di chuyển từ nơi thiếu sáng sang khu vực có nhiều ánh sáng hơn.
Mặc dù quá trình “di chuyển” này diễn ra rất chậm, kéo dài trong nhiều năm, nhưng theo một số nguồn tin, cây có thể “đi” khoảng 2–3 cm mỗi ngày, tương đương 20 mét mỗi năm.
Trong một chuyến thám hiểm tại rừng mưa Ecuador, nhà cổ sinh vật học Peter Vrsansky thuộc Viện Khoa học Trái đất, Viện Hàn lâm Khoa học Slovakia ở Bratislava, tuyên bố đã trực tiếp chứng kiến hiện tượng này. Ông giải thích rằng, khi lớp đất xung quanh bị xói mòn, cây sẽ mọc rễ mới để tìm nền đất vững chắc hơn. Đôi khi, chúng có thể phải “di chuyển” đến vị trí cách gốc ban đầu tới 20 mét.
BBC dẫn lời ông Peter Vrsansky cho biết: “Sau đó, khi rễ bám vào vùng đất mới và cây kiên nhẫn uốn cong về phía rễ mới, rễ cũ bay lên không trung”. Theo ông, toàn bộ quá trình tìm kiếm nền đất mới có ánh sáng tốt hơn có thể mất đến vài năm để hoàn thành.
Bộ rễ của Socratea exorrhiza mọc ra từ thân cây ở độ cao cách mặt đất vài feet và vươn thẳng xuống. Nhờ đó, cây có khả năng vươn tới ánh sáng trong môi trường rừng rậm tăm tối, nơi ánh sáng mặt trời bị tán lá dày đặc che khuất.
Không chỉ nổi bật bởi cơ chế phát triển rễ đặc biệt, Socratea exorrhiza còn đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Lá của cây là nguồn thức ăn cho các loài động vật như khỉ và lười, trong khi thân cây là nơi cư trú của côn trùng và các loài động vật không xương sống. Bên cạnh đó, người dân địa phương còn tận dụng lá cây để dệt giỏ, làm chiếu, mái nhà, và sử dụng thân cây làm gỗ xây dựng hoặc làm nhiên liệu.
Dù có nhiều câu chuyện xoay quanh khả năng “đi bộ” của loài cây này, giới khoa học vẫn chưa thống nhất về tính xác thực. Trong một nghiên cứu năm 2005, nhà sinh vật học Gerardo Avalos đã đưa ra kết luận hoàn toàn trái ngược. Theo ông, loài cây này không hề di chuyển. Những rễ mới mọc ra chỉ khiến hình dáng cây thay đổi chứ không làm cho cây dịch chuyển thực sự.
Trả lời tạp chí khoa học Live Science (Mỹ), ông Gerardo cho biết: “Khảo sát mới đây của tôi khẳng định cây cọ biết đi chỉ là một huyền thoại. Tôi cho rằng chúng có thể thay đổi nhẹ hướng tán cây để đón ánh sáng nhờ các rễ mọc lan sang bên cạnh. Câu chuyện chúng có thể 'di chuyển loanh quanh' trong rừng chỉ là truyền thuyết do các hướng dẫn viên kể để tăng phần ly kỳ”.
Theo truyền thuyết, những cây này có thể di chuyển tới 20 mét mỗi năm. Nếu điều đó là sự thật, tất cả các cây cọ biết đi sẽ dịch chuyển ít nhất 1 km sau 50 năm. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa ai có thể xác thực hiện tượng này bằng chứng cứ khoa học cụ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Trâu rừng dũng mãnh húc thủng ngực sư tử, thoát chết ngoạn mục
Người ngoài hành tinh đang điều khiển những ngôi sao siêu tốc để khám phá thiên hà?
CLIP: Chủ quan, lợn rừng trở thành miếng mồi ngon của bầy sư tử hung dữ
CLIP: 'Đoàn quân' trâu rừng cùng nhau 'đánh hội đồng' sư tử, giải cứu đồng loại ngoạn mục
Người dân Ấn Độ vẫn dùng nước sông Hằng mỗi ngày dù ô nhiễm nặng mà không sao, khoa học đã tìm ra lời giải
CLIP: Báo hoa mai tung 'tuyệt kỹ khinh công' xuất sắc, đoạt mạng linh dương trong một nốt nhạc
Ảnh minh họa.