Giải mã lý do sao Hỏa là hành tinh màu đỏ nhưng hoàng hôn lại có màu xanh thiên thanh
Những loài động vật xấu xí nhất hành tinh: Có vẻ bề ngoài gây ám ảnh, miễn nhiễm với ung thư / Trái Đất trông như thế nào khi nhìn từ các hành tinh khác?
Quan sát bằng mắt thường có thể thấy ngay được Trái Đất của chúng ta nhìn từ xa có màu xanh nhạt, còn sao Hỏa lại có màu đỏ khá đặc trưng. Tuy nhiên, hoàng hôn trên Trái Đất lại màu đỏ trong khi hoàng hôn trên sao Hỏa lại có màu xanh thiên thanh. Có lẽ không ít người tò mò tại sao hoàng hôn của hành tinh thứ 4 trong Hệ Mặt Trời lại có màu sắc đặc biệt đến vậy.
![](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2023/11/20/Giai-ma-ly-do-sao-Hoa-la-hanh-tinh-mau-do-nhung-hoang-hon-lai-co-mau-xanh-thien-thanh_2.jpg?format=webp)
Theo chuyên gia, nguyên nhân xuất phát từ sự phân tán ánh sáng Mặt trời lên các phân tử tạo nên màu sắc bầu khí quyển. Rõ ràng ánh sáng của Mặt Trời luôn có màu trắng, tuy nhiên chúng lạibao gồm nhiều bước sóng khác nhau và các phân tử cũng như hạt bụi chỉ tương tác với những bước sóng nhất định. Màu sắc của các phân tử này sẽ được tạo ra bằng cách tán xạ các phần cụ thể của quang phổ ánh sáng.
![](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2023/11/20/Giai-ma-ly-do-sao-Hoa-la-hanh-tinh-mau-do-nhung-hoang-hon-lai-co-mau-xanh-thien-thanh_3.jpg?format=webp)
Màu sắc khác biệt của hoàng hôn ở sao Hỏa và Trái Đất là do sự khác biệt về thành phần và mật độ của bầu khí quyển. Cụ thể, bầu khí quyển của "hành tinh đỏ" rất mỏng manh, vừa thiếu ni tơ, thiếu ô xy lại vừa có áp suất chỉ bằng khoảng 1% áp suất của Trái Đất. Thành phần chính tạo nên bầu khí quyển của sao Hỏa chính là carbon dioxide và rất nhiều bụi mịn. Loại bụi này có xu hướng phân tán ánh sáng đỏ, dẫn đến sự xuất hiện của ánh sáng màu xanh lam đem lại cảm giác dễ chịu hơn.
![](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2023/11/20/Giai-ma-ly-do-sao-Hoa-la-hanh-tinh-mau-do-nhung-hoang-hon-lai-co-mau-xanh-thien-thanh_4.jpg?format=webp)
Trái lại, Trái đất của chúng ta mỗi khi Mặt Trời đi xuống vị trí đường chân trời sẽ khiến cho khoảng cách xa hơn, ánh sáng bị tán xạ nhiều hơn khi gặp bầu khí quyển nên xuất hiện màu đỏ. Thêm nữa, Bảng màu đỏ ở Trái Đất rộng hơn ở sao Hỏa nhờ có tro núi lửa và bụi từ các đám cháy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nơi đầu tiên ở Việt Nam có điện: Không phải Hà Nội hay Sài Gòn, nay là thành phố lớn thứ 3 cả nước
Ở miền Bắc có một loại củ có cái tên 'chẳng giống ai', xưa dùng để 'cứu đói' nay thành đặc sản 250 nghìn đồng/kg
Loài động vật với khả năng giao phối liên tục đến 8 giờ khiến giới khoa học sửng sốt
Trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn và lơ lửng trong vũ trụ, nếu trái đất rơi thì nó sẽ rơi ở đâu?
Khám phá top 10 loài động vật dài nhất thế giới: Bất ngờ với quán quân dài tới 55 mét!
![Thi thể thiếu nữ 16 tuổi được đào lên đỉnh núi 550 năm vẫn nguyên vẹn sau khi chiếu tia X, chuyên gia sửng sốt](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2025/02/15/a85thi-the.jpg?format=webp&mode=crop&width=190&height=107)
Thi thể thiếu nữ 16 tuổi được đào lên đỉnh núi 550 năm vẫn nguyên vẹn sau khi chiếu tia X, chuyên gia sửng sốt