Khám phá

Sửng sốt trước loài chim bồ câu có khuôn mặt giống hệt người ngoài hành tinh, bay 5 tiếng không cần nghỉ

Hình dáng của loài chim bồ câu độc lạ này vẫn là một dấu hỏi lớn đối với giới khoa học và nhiều người trên thế giới.

Quân sư mạnh nhất Tam Quốc: 4 lần thay đổi lịch sử, nếu không chết sớm, Tào Tháo đã thống nhất thiên hạ / Thái giám cuối cùng nhà Thanh kể lại sự bất thường trong tâm tính của Uyển Dung sau khi bị Phổ Nghi ghẻ lạnh

Một trong những loài bồ câu nổi tiếng với hình dáng kỳ lạ chẳng khác nào người ngoài hành tinh đó chính là bồ câu mắt bọ Budapest.

Vào năm 1900, giống chim bồ câu đặc biệt này đã được anh em nhà Poltl tạo nên bằng cách sử dụng phương pháp lai tạo chọn lọc nhằm đạt được giống chim bay cao với sức bền vô song. Loài bồ câu này có khả năng bay tới 5 tiếng đồng hồ mà không cần nghỉ ngơi, quãng đường chúng bay được khoảng 800 km.

Ảnh minh hoạ.

Tuy nhiên điều khiến loài vật này nổi tiếng hơn cả đó chính là vẻ ngoài có 1-0-2, chúng sở hữu chiếc mỏ nhỏ nhắn, khuôn mặt bé xíu, tuy nhiên lại có đôi mắt to lồi như quả bóng chiếm nửa khuôn mặt.

Hiện vẫn chưa rõ tại sao anh em nhà Poltl lại tạo ra giống bồ câu quý này với loạt đặc điểm như truyện tranh biếm họa. Nhiều suy đoán cho thấy chiếc mỏ ngắn cùng khuôn mặt nhỏ, đôi mắt to khiến chúng có trọng lượng nhẹ hơn, giúp chúng bay cao xa hơn, nhưng đây vẫn chỉ là đồn đoán.

Chúng ta chỉ biết loài bồ câu này khác hoàn toàn so với những loài chim khác. Do đó, cũng có nhiều người nhận thấy loài chim bồ câu mắt bọ Budapest có ngoại hình không thực sự đáng yêu và hài hước.

Bên cạnh đó, loài chim bồ câu mắt bọ Budapest còn quý hiếm khi chim con trong trứng rất khó nở vì mỏ và đôi mắt của chúng không hề “ăn khớp” nên đã hoạt động như một tấm đệm khi chúng cố gắng mổ vào vỏ trứng.

Tuy vậy, loài chim bồ câu hiếm nhất thế giới đó là chim bồ câu hồng (Tên khoa học là Nesoenas mayeri), thuộc họ Columbiaidae đặc hữu của Mauritius.

 

Chim bồ câu hồng gần như tuyệt chủng vào những năm 1970 và 1990 và vẫn còn rất hiếm, đây là loài chim bồ câu Mascarene duy nhất chưa bị tuyệt chủng. Loài này đang trên bờ vực tuyệt chủng vào năm 1991 khi chỉ còn lại 10 cá thể, nhưng số lượng của nó đã tăng lên nhờ những nỗ lực của Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã Durrell kể từ năm 1977.

- Video: Trâu rừng bất lực nhìn bầy sư tử hạ sát đồng loại. Nguồn: Maasai Sightings.

1

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm