Khám phá

Giải mã lý do tại sao thầy bói thường nói đúng và chính xác: Hóa ra mọi chuyện lại đơn giản hơn ta nghĩ

DNVN - Nhiều người xem bói thường nghĩ đây chỉ là trò ma mị, thậm chí có người cho rằng các thầy bói lợi dụng niềm tin mù quáng của người khác để lừa gạt. Tuy vậy, ai cũng có lúc tò mò muốn biết về tương lai của mình, và đó chính là lý do bói toán vẫn tiếp tục tồn tại song song với lịch sử nhân loại.

Tại sao bò lại rơi nước mắt khi bị giết thịt? Chúng có cảm xúc như con người? / Đứng đầu cõi Phật, tại sao Phật Tổ Như Lai lại có tóc, khác hẳn các đệ tử cạo trọc đầu?

Sau đây là những lý giải vì sao chúng ta cảm thấy thầy bói luôn nói đúng:

1. Hiệu ứng Barnum

Các thầy bói thường đưa ra những lời phán chung chung, mơ hồ, dễ áp dụng cho nhiều người khác nhau. Hiệu ứng này bắt nguồn từ các màn biểu diễn của P.T. Barnum. Ví dụ, khi một giáo sư tâm lý học năm 1949 đưa ra một mô tả tính cách rất chung, hầu hết sinh viên đều thấy nó đúng với bản thân, như "Bạn đôi khi tự trách mình về những sai lầm đã qua" hoặc "Bạn thích thay đổi một chút trong cuộc sống". Những lời dự báo càng ngắn gọn, càng dễ chấp nhận thì càng tạo cảm giác đúng đắn cho người nghe.

2. Hiệu ứng Tiến sĩ Fox

Chúng ta dễ bị thuyết phục bởi những người có vẻ thông thái hoặc hài hước. Khi ta tin rằng mình đang nghe một chuyên gia, ta có xu hướng không nghi ngờ những gì họ nói. Năm 1947, một nhóm nhà giáo đã mời một người đóng giả làm "Tiến sĩ Fox" giảng dạy cho 55 chuyên gia. Sau bài giảng, nhiều người đánh giá rất cao và muốn nghe thêm, mặc dù không hề biết "Tiến sĩ Fox" chỉ là một trò đùa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

3. Hiệu ứng hào quang

Ấn tượng ban đầu có thể ảnh hưởng lớn đến cách ta đánh giá một người. Nếu thầy bói tạo được ấn tượng tốt từ đầu – thân thiện, tự tin, ngoại hình chỉn chu – họ sẽ dễ dàng nhận được sự tin tưởng từ người xem bói.

4. Tương quan ảo

Con người thường nhìn thấy những điều họ muốn thấy. Từ hàng loạt sự kiện trong đời, người ta dễ dàng tìm ra một sự kiện phù hợp với lời tiên đoán của thầy bói, khiến cho lời phán đó trở nên đúng đắn trong mắt họ.

5. Dự đoán không sai

Những dự đoán kiểu như: "Bạn sẽ hoặc giàu có hoặc nghèo khó" hay "Số phận của bạn có thể gặp may mắn hoặc không may" thì khó có thể sai được. Lời phán càng mơ hồ, càng khó xác minh, và nếu có sai, thầy bói có thể viện lý do "thiên cơ bất khả lộ".

6. Hiệu ứng giả dược (placebo)

Người đi xem bói thường có kỳ vọng cao rằng thầy bói sẽ nói đúng, và chính sự mong đợi đó khiến họ dễ chấp nhận những lời tiên đoán, thậm chí họ còn có thể vô tình cung cấp thêm thông tin để giúp thầy bói điều chỉnh lời phán chính xác hơn.

 

7. Ký ức chọn lọc

Người xem bói có xu hướng chỉ nhớ những dự báo đúng và quên đi những lần thầy bói nói sai. Ví dụ, nếu chỉ có 2 trong số 10 dự báo là đúng, người ta vẫn sẽ ghi nhớ 2 lần đúng đó và bỏ qua 8 lần sai.

8. Hiệu ứng mong ước

Những lời tiên đoán dễ nghe như bạn thông minh, sáng tạo, tài giỏi thường khiến người xem bói cảm thấy vui vẻ, từ đó dễ dàng tin tưởng thầy bói hơn.

9. Đọc nóng

Một số thầy bói có thể thu thập thông tin trước khi bói bằng cách theo dõi hoặc hỏi thăm qua người khác, từ đó đưa ra những dự đoán "chính xác" hơn.

10. Đọc ấm

Thầy bói thường có khả năng đọc được tâm lý người xem, dựa trên các quy luật tâm lý học cơ bản. Ví dụ, thanh niên thường bị dự đoán có rắc rối trong học hành hay tình cảm, còn quý bà sang trọng mà buồn rầu thì được phán có vấn đề gia đình.

 

11. Đọc nguội

Hiệu ứng này xuất phát từ việc đọc ngôn ngữ cơ thể của người xem bói. Chỉ cần quan sát cử chỉ, thái độ, một thầy bói có thể suy luận và đưa ra những dự đoán tương đối chính xác mà không cần nhiều thông tin.

Nhờ những hiệu ứng tâm lý này, thầy bói có thể khiến nhiều người tin rằng những lời dự đoán của họ là đúng đắn và chính xác.

Bảo Ngọc (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm