Khám phá

Giải mã nguyên nhân đá lạnh dính vào tay dưới góc nhìn khoa học

DNVN - Nhiều người từng lấy đá từ tủ lạnh ra nhưng chưa kịp thả vào ly thì đã thấy đá dính chặt vào tay. Mặc dù hiện tượng này không có vẻ gì nghiêm trọng, song câu hỏi đặt ra là vì sao đá lạnh lại có thể dính vào da, trong khi nhiệt độ cơ thể con người cao hơn rất nhiều so với đá?

Tại sao cát sa mạc và cát biển nhiều vô tận nhưng người ta không dùng để xây dựng mà chỉ dùng cát sông? / Hé lộ nguồn gốc và 'chân dung' người đàn ông đầu tiên xuất hiện trên trái đất

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Giới khoa học đã đưa ra những lý giải khoa học cho hiện tượng tưởng như đơn giản nhưng lại rất thú vị này.

Trước tiên, cần hiểu rõ về ngưỡng đông đặc của nước – đó là 32 độ F (0 độ C). Dù vậy, trên thực tế, nhiệt độ của đá hoặc băng tuyết có thể thấp hơn mức này nhiều lần. Càng lạnh, đá càng có xu hướng dính vào da khi tiếp xúc. Ngược lại, khi đá bắt đầu tan (nghĩa là “ấm” hơn), khả năng bám dính vào da sẽ giảm đi đáng kể.

Yếu tố tiếp theo góp phần gây ra hiện tượng này là độ ẩm trên da người. Ngay cả khi không rửa tay hoặc cố giữ cho da khô ráo, cơ thể vẫn tiết ra một lượng ẩm tự nhiên – chủ yếu là mồ hôi. Khi bàn tay tiếp xúc với đá lạnh, lớp độ ẩm này lập tức bị “đóng băng”. Chính lớp băng mới hình thành đó đã bám chặt vào viên đá, khiến da và đá dính vào nhau như được “khoá chặt”.

Xét theo góc nhìn hóa học, các nguyên tử oxy và hydro trong phân tử nước đá sẽ liên kết với các nguyên tử oxy và hydro có trong mồ hôi trên da. Sự kết nối nhanh chóng tạo thành một liên kết hóa học bền vững. Hệ quả là có người thấy đá dính chặt vào tay hoặc thậm chí là… lưỡi, nếu chẳng may liếm phải.

 

Dù vậy, không cần quá hoảng hốt. Cách xử lý hiện tượng này rất đơn giản, an toàn và hoàn toàn không gây đau đớn. Thông thường, chỉ cần chờ vài giây, đá sẽ tan ra và tự rơi khỏi da do nhiệt độ cơ thể làm chúng chảy nước. Tuy nhiên, nếu gặp phải viên đá lớn, lạnh sâu và “bướng bỉnh” không chịu nhả ra, bạn chỉ cần dùng một ít nước ấm rưới nhẹ lên điểm tiếp xúc giữa da và đá. Lập tức, chúng sẽ tách rời nhau dễ dàng.

Một lưu ý quan trọng là không được cố dùng lực để kéo viên đá ra khỏi da. Hành động này có thể gây đau rát hoặc thậm chí làm tổn thương da nghiêm trọng.

Bảo Ngọc (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm