Giải mã tập tục nhuộm răng đen của người Nhật Bản
Tập tục nhuộm răng đen của người Nhật Bản còn được gọi là Ohaguro. Răng đen thời xưa được coi là một biểu tượng của vẻ đẹp nữ giới, phổ biến ở phụ nữ thuộc tất cả các tầng lớp xã hội trong nhiều thế kỷ.
Nhìn vào bức tranh sẽ cho thấy đúng tuổi tác của bạn / Tết Trung thu và muôn vàn câu hỏi của người Việt
Nhuộm răng đen là tập tục lâu đời ở Nhật Bản. Chính vì vậy, phụ nữ ở xứ sở Phù tang thực hiện tập tục truyền thống này và coi đó là biểu tượng của vẻ đẹp.

Không chỉ phụ nữ chưa chồng, những người đã lập gia đình cũng thực hiện việc nhuộm răng đen.

Tập tục này phổ biến ở mọi tầng lớp xã hội từ geisha, kỹ nữ cho đến phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc.

Theo một số tài liệu lịch sử, nhuộm răng đen phổ biến ở Nhật Bản vào khoảng thời kì Heian (tức khoảng từ năm 794 - 1192).

Để nhuộm răng đen, người Nhật Bản thời xưa sử dụng bột sắt ngâm trong trà hoặc rượu sake. Khi sắt bị oxi hóa, phần chất lỏng sẽ chuyển thành màu đen.

Để giảm bớt mùi khó chịu của hỗn hợp này, người ta bỏ thêm một số nguyên liệu khác như quế, hồi hay cỏ đinh hương.

Kế đến, phụ nữ sẽ uống hỗn hợp trên và hàm răng sẽ dần chuyển sang màu đen. Việc làm này được phụ nữ thực hiện hàng ngày hoặc vài ngày một lần để giữ màu nhuộm cho răng.

Không chỉ là biểu tượng của vẻ đẹp, người Nhật Bản thời xưa còn quan niệm việc nhuộm răng có lợi cho sức khỏe răng miệng.

Phong tục nhuộm răng đen được cho là dần mai một vào cuối thế kỷ 19.

Vào ngày 5/2/1870, Nhật Bản ra lệnh cấm tục lệ nhuộm răng. Khi ấy, tiêu chuẩn mới của cái đẹp đối với phụ nữ là hàm răng trắng sáng. Kể từ đó, ngày càng ít phụ nữ nhuộm răng đen.
Theo Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Đây là cây gỗ quý 4.300 năm tuổi, có giá gần nghìn tỷ
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Cột tin quảng cáo