Khám phá

Giải mã Tây Du Ký: Hỏa Diệm Sơn có thật hay hư cấu?

Tây Du Ký là tác phẩm văn học của Ngô Thừa Ân, kể về câu chuyện 4 thầy trò Đường Tăng sang Tây Trúc lấy kinh. Theo Atlas địa lý Trung Quốc, Hỏa Diệm Sơn là địa danh có thật nhưng đây chỉ là một đồi sa thạch màu đỏ bị xói mòn khiến mắt người có cảm giác như vùng lửa khổng lồ.

Tây Du Ký: So kè thực lực của năm vị nữ thần tiên khiến Tôn Ngộ Không phải cúi đầu e sợ / Có 1 điều "tức anh ách" trong Tây Du Ký: Yêu quái bắt được Đường Tăng sao không ăn luôn đi, mỡ đến mồm cứ để rơi mãi thế?

Theo sách "Lịch sử Văn minh Thế giới", Tây Du Ký là tác phẩm văn học của Ngô Thừa Ân, kể về câu chuyện 4 thầy trò Đường Tăng sang Tây Trúc lấy kinh. Cùng Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng, đây được xem là một trong 4 tác phẩm văn học kinh điển của Trung Quốc.


Ảnh minh họa.

Hỏa Diệm Sơn là địa danh nổi tiếng được nhắc tới trong Tây Du Ký. Theo tác phẩm này, đây là vùng đất lửa cháy quanh năm, người thường không thể qua lại. Theo Atlas địa lý Trung Quốc, Hỏa Diệm Sơn là địa danh có thật nhưng đây chỉ là một đồi sa thạch màu đỏ bị xói mòn khiến mắt người có cảm giác như vùng lửa khổng lồ, nay thuộc dãy Thiên Sơn, Tân Cương (khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương).

Theo sách "Lịch sử Văn minh Thế giới", trong Tây Du Ký, thầy trò Đường Tăng phải vượt qua chặng đường dài hàng nghìn dặm với muôn trùng hiểm nguy để tới Tây Trúc thỉnh kinh. Tây Trúc chính là Ấn Độ ngày nay, nơi được xem là cái nôi của Phật giáo trong lịch sử.

Theo sách "Lịch sử Văn minh Thế giới", Tây Du Ký là tác phẩm văn học được sáng tác vào thế kỷ 16 thời nhà Minh ở Trung Quốc. Tác phẩm này lần đầu được xuất bản vào năm 1590.

Theo Hà Sơn/Zing News
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm